Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, gia đình em bán hàng ăn trong tòa nhà của mình diện tích 3 tầng. có 10 người làm. Gia đình em kinh doanh đã được 3 tháng nhưng không đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan công an đến kiểm tra và có xử phạt gia đình chúng em phải xin giấy phép này. Xin hỏi luật sư, giấy phép này có cần thiết không và nếu gia đình chúng tôi không có giấy phép này thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.
Người gửi: Vũ Như Hân (Hà Nội)
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
2/ Không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Có thể thấy, vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng đang là mối quan tâm, lo lắng hàng ngày của phần lớn cộng đồng xã hội trong thời gian gần đây và có lẽ chưa khi nào và chưa bao giờ người tiêu dùng Việt Nam lại “lo sợ” đối với việc ăn uống hàng ngày như thời gian này.
Theo quy định tại điều 24 của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành năm 2013 thì mức xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;”
Theo đó, trường hợp của gia đình bạn, với hành vi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời, tại Điều 244, bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
“1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 317, bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thì người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm đối với các hành vi sau đây:
– Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
– Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
– Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
– Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, điều 317 cũng có quy định phạt tù từ 3 năm đến 20 năm, phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn khác như phạm tội có tổ chức, gây tổn hại sức khỏe, làm chết người…
Như vậy, người chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ đều bị xử lý hình sự, phạt tù mà không cần phải có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như luật cũ quy định.
Theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về kinh doanh thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Theo như thông tin bạn cung cấp, thì trường hợp của bạn có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng cũng như tạo lòng tin với khách hàng, gia đình bạn cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúc gia đình bạn kinh an toàn – hiệu quả.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Xử phạt thế nào khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn