Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Hoàng Bích Thùy
Bài viết liên quan:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
Có cần phải đi xét nghiệm nhóm máu khi muốn làm thẻ căn cước công dân?
Mất giấy xác nhận số chứng minh nhân dân khi cấp đổi sang Căn cước công dân thì phải làm thế nào?
Thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế trong trường hợp bị mất theo quy định hiện hành
Bị mất thẻ BHYT có thể làm lại thẻ BHYT để nộp cho công ty khi nghỉ việc được không?
|
Căn cứ pháp lý:
– Luật căn cước công dân 2014
– Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân
– Thông tư số 331/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 256/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân
|
Theo Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
…
|
Theo đó, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Bạn được cấp thẻ Căn cước công dân năm 2016, nếu khi đó bạn đang ở độ tuổi đủ 22 tuổi, đủ 37 tuổi hoặc đủ 57 tuổi thì thẻ Căn cước công dân đó có giá trị đến năm 2019. Do đó theo quy định của pháp luật thì bạn phải đi đổi thẻ Căn cước công dân.
Về trình tự, thủ tục xin đổi thẻ Căn cước công dân, theo Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định:
Điều 13. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin ghi trên thẻ Căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân;
4. Công dân nộp lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.
|
Như vậy, khi đến thời hạn đổi thẻ Căn cước công dân, bạn phải đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đổi thẻ, điền chính xác, đầy đủ thông tin vào Tờ khai căn cước công dân và nộp lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định.
Về lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân, theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 331/2016/TT-BTC quy định:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 256/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí
…
2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí
a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
|
Theo đó, trường hợp của bạn khi xin đổi thẻ Căn cước công dân sẽ không phải nộp lệ phí.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Khi nào thì phải đi đổi thẻ Căn cước công dân?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn