Khi nào cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tên tôi là Huy. Tôi có mở 1 quán ăn và thu nhập thấp mỗi tháng tầm 10 đến 15 triệu và không quá 10 người lao động thì tôi có phải làm giấy phép kinh doanh hay không. Và nếu bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người gửi: Hùng Hoa
Bài viết liên quan:
– Kinh doanh không đúng nội dung giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu?
– Thủ tục và hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế kinh doanh?
– Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải vào giấy phép kinh doanh
– Mở quán kinh doanh hàng ăn sáng, ăn trưa có cần xin giấy phép kinh doanh?
– Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, Luật LVN xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16 tháng 3 năm 2007 Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
– Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2/ Khi nào cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh?

Hiện nay tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16 tháng 3 năm 2007 Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Trong đó, việc không phải đăng ký kinh doanh áp dụng với đối tượng là cá nhân kinh doanh. Theo Điều 1, 2 Nghị định này, cá nhân kinh doanh được hiểu như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có mở một quán ăn nhỏ tức có địa điểm kinh doanh cố định và có sử dụng nguồn lao động vì vậy bạn không thuộc nhóm đối tượng cá nhân kinh doanh như trên. Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì bạn có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn không tiến hành đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung  Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
……
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
……….”
Như vậy, trường hợp của bạn thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh, theo đó bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp (doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hoặc công ty TNHH một thành viên…). Nếu bạn không tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức quy định như trên.
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về Khi nào cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh? Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý 
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Khi nào cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com