Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Bạn trai em là người Nga, đã sang Viêt Nam được hai năm. Lúc đầu chúng em giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Vừa rồi, em bắt đầu học tiếng Nga, tuy không nhiều nhưng đủ để hiểu nhau. Hai bên gia đình đều không phản đối. Tuy nhiên khi nộp đơn đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thì lại gặp vướng mắc như sau: khi phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn yêu cầu em nói bằng tiếng Nga để người phiên dịch xem khả năng như thế nào, mặc dù em đã trình bày là chỉ nói được những từ cơ bản để giao tiếp thông thường. Cuối cùng, họ đề nghị em viết đơn xin rút hồ sơ và yêu cầu em trả tiền phiên dịch mà không có biên lai thu tiền. Em muốn hỏi, pháp luật có quy định nào về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó không không?
Người gửi: Nguyễn Thị Minh Hạnh (Hà Nội)
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn chị tiết như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014;
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2/ Điều kiện kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Trình tự thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):
Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài Sở Tư Pháp có thẩm quyền giải quyết.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ đó và ghi rõ ngày phỏng vấn, ngày trả kết quả. Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có những trách nhiệm dưới đây:
– Thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với 2 bên nam và nữ kiểm tra để làm rõ về nhân thân và sự tự nguyện kết hôn của hai người cũng như mức độ hiểu biết nhau về nhau. Trong trường hợp cần phiên dịch để thực hiện buổi phỏng vấn thì Sở Tư pháp sẽ chỉ định người phiên dịch.
– Kết quả của buổi phỏng vấn sẽ được được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn cần phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản của buổi phỏng vấn, người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung của buổi phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.
– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài ; trong trường hợp nghi vấn hoặc có vấn đề khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, hay lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn nhằm mục đích trục lợi khác hay xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam và nữ ; giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan công an cần thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, trong trường hợp xét thấy hai bên nam và nữ đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn cho 2 người.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):
– Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất theo mẫu.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hay tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bênh như :bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình.
– Bản sao CMTND / Hộ chiếu đối với người Việt Nam ở trong nước, Hộ chiếu / giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế : Giấy thông hành /Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Bản sao Sổ hộ khẩu / Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam , Thẻ Thường trú / Thẻ tạm trú / Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú / tạm trú tại Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau.
Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 19 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):
– UBND cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của người Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người Việt Nam với nhau mà ít nhất có một bên định cư tại nước ngoài; trong trường hợp người Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của người Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
– Trong trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của 1 trong 2 bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả 2 bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu:
– Kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời;
– Kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững;
– Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Từ những quy định nêu trên có thể thấy rằng, pháp luật không có quy định về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó. Ngôn ngữ chỉ là một trong các nội dung trong quá trình phỏng vấn. Đặc biệt, cán bộ phỏng vấn không có thẩm quyền yêu cầu các bên nam nữ rút hồ sơ đăng ký kết hôn mà đó là thẩm quyền của Sở Tư pháp. Bạn có thể gửi đơn kiến nghị lên Sở Tư pháp để giải quyết trường hợp của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Điều kiện kết hôn với người nước ngoài như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn