Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Dương Thanh Nhơn
Bài viết liên quan:
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa có cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất không?
Có được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất dịch vụ sang đất ở không?
Đất đang ghi nợ tiền sử dụng đất có được thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào?
Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản có vi phạm pháp luật không?
|
Căn cứ pháp lý:
– Luật đất đai 2013
– Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính
– Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết điều 4 nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
– Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lua sang cây trồng lâu năm theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bố sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai.
|
Điều kiện chuyển mục đich sử dụng đất
Theo quy định pháp luật về đất đai và áp dụng vào trường hơp của gia đình, trong trường hợp này để được cấp sổ đỏ, gia đình bạn cần làm thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo điều 4 nghị định 35/2015 quy định:
Điều 4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
2. Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.
…
|
Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho điều 4 nghị định 35/2015, tại điều 3 thông tư 19/2016 được sửa đổi, bổ sung theo điều 1 thông tư 19/2017 quy định:
Điều 3. Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) 01 Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, theo mẫu tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư này”
2. Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Đơn đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại Đơn cho người sử dụng đất.
3. Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký.
4. Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do, theo mẫu tại phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư này.
|
Như vậy, để được cấp sổ đỏ đối với mảnh đất, trước hết gia đình bạn cần được “sự đồng ý, chấp thuận” chuyển đổi 1 phần đất của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do tại sao?
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn