Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Đối với các cơ sở kinh doanh và phương tiện đặc thù cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy mới được phép đi vào hoạt động thì câu hỏi mà nhiều người đặt ra là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thế nào? Công ty Luật LVN xin giải đáp giúp bạn trong bài tư vấn dưới đây.

Bài viết liên quan:
– Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy
– Những trường hợp nào thuộc diện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
– Xây nhà nghỉ 4 tầng có cần xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy không ?
– Những trường hợp phải có thiết kế thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
1. Đối tượng phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những đối tượng sau, khi bắt đầu đi vào hoạt động thì cần phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Đó là:

– Khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc và tòa nhà văn phòng cho thuê trên 7 tầng.
– Kho khí đốt ở dạng lỏng có trọng lượng trên 600kg và kho xăng dầu có dung tích trên 500m3.
– Cơ sở sản xuất và chế biến chất dễ cháy nổ, xăng dầu với mọi quy mô khác nhau.
– Cơ sở gia công, sản xuất, cung ứng, bảo quản và sử dụng các loại vật liệu cháy nổ công nghiệp.
– Khu chợ có diện tích để kinh doanh trên 1200m2 hay khu có trên 300 hộ kinh doanh, các siêu thị, cửa hàng bách hóa hay trung tâm thương mại có tổng diện tích trên 1.000m3 hoặc có gian hàng từ 300m2 trở lên.
– Phương tiện giao thông cơ giới có trên 4 chỗ ngồi mà vận chuyển các loại hàng hóa, chất cháy nổ, nguy hiểm.
– Nhà máy nhiệt điện có công suất trên 100.000 KW trở lên, các nhà máy thủy điện có công suất trên 20.000KW, hoặc trạm biến áp có điện áp trên 220 KV.

2. Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp.
– Bản kê khai các phương tiện phòng cháy chữa cháy và phương tiện thiết bị cứu người.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền và bản nghiệm thu.
– Bản gốc quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp kèm theo danh sách những người đã thông qua đợt huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
– Các phương án phòng cháy, chữa cháy.
3. Trình tự xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định mà pháp luật ban hành.
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với chủ đầu tư của các dự án, công trình dưới đây thì phải nộp hồ sơ tại Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công An:
+ Các dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật quan trọng cấp quốc gia đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và đưa ra quyết định đầu tư.
+ Các dự án đầu tư và thiết kế đã được phòng cháy, chữa cháy Công an cấp tỉnh hay một số công trình khác đã được Tổng cục cảnh sát quyết định theo như yêu cầu nghiệp vụ.
– Các chuyên viên tiến hành tiếp nhận cũng như kiểm tra tính hợp lệ, tính pháp lý của hồ sơ doanh nghiệp.
– Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo như quy định của pháp luật thì người nộp sẽ được nhận giấy biên nhận.
– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ thì người nộp sẽ nhận được văn bản đề nghị bổ sung giấy tờ vào hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp đến nhận kết quả xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Bộ công an, đồng thời đóng đầy đủ các loại lệ phí theo đúng quy định. Thời gian nhận kết quả là tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ tết.
Cơ quan cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Công an.

Một số yêu cầu về thực hiện phòng cháy chữa cháy khi cải tạo khu dân cư, đô thị, khu công nghệ cao, khu chế xuất, công nghiệp hoặc quy hoạch, xây dựng đô thị mới:

– Địa điểm để xây dựng công trình hoặc cụm công trình cần phải có khu đất và các lô nhà cần đảm bảo chống cháy lan để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
– Cần có hệ thống cấp nước để đảm bảo cho việc chữa cháy đồng thời cần trang bị hệ thống thông tin liên lạc và cung cấp điện để phục vụ cho hoạt động chữa cháy.
– Cần bố trí, xây dựng địa điểm của đơn vị phòng cháy chữa cháy tại các khu trung tâm, thuận lợi về thông tin liên lạc, giao thông và có đủ điều kiện để đảm bảo cho tất cả các hoạt động thường trực đã được Bộ công an quy định.
– Trong bất kỳ dự án nào cũng cần phải có dự toán kinh phí cho việc phòng cháy chữa cháy.

Một số yêu cầu về thực hiện phòng cháy chữa cháy khi lập dự án, thiết kế xây dựng công trình

– Địa điểm để xây dựng công trình cần đảm bảo có khoảng cách an toàn về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những công trình xung quanh.
– Mức độ chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô cũng như tính chất hoạt động của công trình đó.
– Công nghệ sản xuất, hệ thống chống nổ, hệ thống điện của công trình và vị trí hệ thống máy móc thiết bị cần phải đảm bảo yêu cầu về việc phòng cháy chữa cháy.
– Công trình phải có hệ thống thoát nạn bao gồm lối đi, cửa, hàng lang, cầu thang thoát nạn, chỉ dẫn lối thoát, thiết bị chiếu sáng, thông gió,…
– Bãi đỗ xe để phục vụ cho các phương tiện chữa cháy hoạt động, công trình phải có hệ thống cấp nước phục vụ cho việc chữa cháy.
– Hệ thống báo cháy, chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cần phải đảm bảo về số lượng.

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
– Không quá 10 ngày làm việc đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.
– Không quá 20 ngày làm việc đối với những dự án quy hoạch, dự án xây dựng.
– Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A. Đối với nhóm công trình nhóm B, C là không quá 20 ngày làm việc.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Diệu Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 1900.0191 hoặc 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com