Có được sáp nhập với công ty nắm giữ 50% thị phần trên thị trường có liên quan mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Để tăng cường năng lực cạnh tranh, nhiều công ty thực hiện sáp nhập, hợp nhất với công ty khác để mở rộng thị phần, tăng doanh thu cũng như tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành sáp nhập, hợp nhất một số công ty đã mắc phải sai phạm do bỏ qua những quy định có liên quan trong Luật cạnh tranh.

Bài viết liên quan
– Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và việc quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
– Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp
– Thủ tục, hồ sơ xin sáp nhập doanh nghiệp
– Khi sáp nhập doanh nghiệp, người lao động có bị mất việc không?
– Quy định hiện hành về hồ sơ, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2014
– Luật Cạnh tranh năm 2018 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Theo quy định tại Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 thì sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế. Vì vậy, sáp nhập doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành khi thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

– Doanh nghiệp sau khi sáp nhập, hợp nhất thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
– Thị phần của doanh nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất chiếm không quá 50% thị phần trên thị trường liên quan.
– Thị phần của doanh nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất chiếm trên 50% trên thị trường liên quan nhưng thuộc trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Theo đó, có 2 trường hợp được miễn trừ:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Cạnh tranh năm 2018 thì không được sáp nhập với công ty nắm giữ 50% thị phần trên thị trường có liên quan. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về sáp nhập công ty. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được sáp nhập với công ty nắm giữ 50% thị phần trên thị trường có liên quan
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com