Có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn vì sợ bị đe dọa tính mạng? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang đi trên đường nhưng do mãi chú ý đến một vài thứ xung quanh nên tôi đã đâm vào một thanh niên điều khiển xe máy phía trước, làm cho xe của anh ta bị hư hỏng khá nặng, trong lúc tôi chưa kịp cân bằng sau vụ tai nạn thì có một nhóm thanh niên là bạn của cậu thanh niên kia đang hung hăng vừa mắng chửi vừa cuối xuống xe lấy gạch đá. Tôi nghĩ họ đang có ý định đánh tôi nên tôi đã bỏ chạy. Sau khi thoát khỏi đám thanh niên kia tôi đã vào trụ sở công an gần nhất để trình báo. Hiện tại, tôi đang chờ kết quả từ phía công an. Luật sư cho tôi hỏi, liệu trong trường hợp của tôi có bị xử lý về hành vi bỏ trốn khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn không? Cảm ơn luật sư.

Người gửi: Nguyễn Đức Cảnh ( Kiên Giang )

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900.0191

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đó là bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bỏ trốn cũng vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Khoản 1, điều 38, Luật giao thông đường bộ năm 2008, sau khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

“1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”

Như vậy, căn cứ điểm b, khoản 1 nêu trên, trong trường hợp của anh do lo sợ bị những người bạn của người bị tai nạn dọa đánh và xử lý mình nên anh mới bỏ xe và trốn khỏi hiện trường. Sau đó, anh cũng đã tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất. Vì thế, hành vi của anh không bị coi là hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. Vậy nên anh hãy yên tâm và chờ kết quả từ phía công an.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN những trường hợp nào được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn vì sợ bị đe dọa tính mạng?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com