Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang công ty cổ phần có được không?
Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Tôi có một hợp tác xã chuyên sản xuất đồ gốm sứ, hiện tại tôi và các xã viên muốn chuyển đổi mô hình hợp tác xã này trực tiếp sang loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần được hay không?
Người gửi: Phan Văn Trọng (Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900.0191
Xin chào anh ! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của anh, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho anh như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật hợp tác xã 2012
– Luật doanh nghiệp 2014
2/ Chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang công ty cổ phần có được không?
Để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề sau đây:
– Về hợp tác xã: Điều 3. Luật hợp tác xã có quy định như sau:
“1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
– Về doanh nghiệp: Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có định nghĩa:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” (Khoản 7)
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” (Khoản 16).
Như vậy, HTX và DN đều là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, về mục đích kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, hợp tác xã hoạt động giống như một loại hình doanh nghiệp, sử dụng các chức năng của doanh nghiệp để kinh doanh phục vụ lợi ích của xã viên. Còn doanh nghiệp thì kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Cho nên, hợp tác xã không được gọi là doanh nghiệp. Ngoài ra, hai hình thức này khác nhau về: Phương pháp quản lý, đối tượng phục vụ, chủ thể sở hữu tài sản, phân phối thu nhập và cả chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước…Mô hình hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi các luật khác nhau, bản chất khác nhau, nên không thể chuyển đổi trực tiếp từ mô hình hợp tác xã qua các loại hình doanh nghiệp được.
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định các loại hình chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần; Công ty cổ phần thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, Luật Doanh nghiệp không có quy định cho phép chuyển đổi từ loại hình hợp tác xã thành Công ty cổ phần.
Như vậy, để có thể chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang loại hình công ty cổ phần, anh chỉ có thể tiến hành giải thế hợp tác xã, sau đó khi hoàn tất các thủ tục giải thể, anh có thể thành lập Công ty cổ phần mới dựa theo vốn góp của các xã viên nay gọi là các cổ đông.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang công ty cổ phần có được không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang công ty cổ phần có được không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn