Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chuẩn bị cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật LVN! Cho e hỏi : Do hết tiền tiêu xài A – 15 tuổi và B – 17 tuổi lên kế hoặc đi cướp, cả 2 đã tiến hành mua dụng cụ thực hiện hành vi: dao và dây thừng. Theo kế hoạch lúc 22h hôm nay, A và B sẽ núp trong lùm cây cho người đi qua sẽ cướp tài sản, trong đó A có nhiệm vụ dùng dao uy hiếp người đi đường còn B dùng dây thừng trói và cướp tài sản. Để xác định giá đoạn phạm tội A và B trong trường hợp sau : trên đường đi đến chỗ lùm cây, A và B bị công an phát hiện, cả 2 khai nhận tất cả; A đến chỗ hẹn nhưng B không. A thấy chị H, lao ra dùng vũ khí buộc chị H phải đưa tiền, đồng thời thực hiện hành vi cưỡng hiếp. Sáng hôm sau, A gọi điện hỏi B tại sao không đến B trả lời bị đau bụng. B có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Vậy A và B có chịu trách nhiệm hình sự không? Luật sư giúp em xác định được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Thị Hương (Hưng Yên).
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý.
– Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
2/ Chuẩn bị cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Thứ nhất, Chuẩn bị hành vi cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
– A và B phải chịu TNHS về hành vi của mình.
Căn cứ theo Điều 17, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về chuẩn bị phạm tội như sau:
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.”
Trong Luật hình sự Việt Nam, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong đó có tội cướp tài sản.
Theo như thông tin bạn cung cấp, A và B . Như vậy, A và B phải chịu TNHS về hành vi của mình về tội cướp tài sản nhưng thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội. Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp này thì cần lưu ý quy định tại khoản 1, 2, Điều 52, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, trong trường hợp này, A và B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm của mình.
Nói chung, nếu A và B mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì A, B vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình.
– Trường hợp, A thực hiện tội phạm, B không tham gia phạm tội. Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
A phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh: Cướp tài sản ( Điều 133, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Ngoài ra, A có thể truy cứu về tội hiếp dâm (Điều 111, Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trong tội cướp tài sản ( Điều 133) người phạm tội chỉ cần thực hiện các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được…) thì coi như tội phạm đã hoàn thành mà không cần xem xét hậu quả đã xảy ra chưa (không cần biết rằng người phạm tội đã chiếm được tài sản hay chưa).
Trong vụ án trên : “A có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của H” . Hành vi “dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản” đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản. Do vậy, hành vi phạm tội của A đã hoàn thành và A phải chịu trách nghiệm hình sự về tội cướp tài sản mà không cần quan tâm đến mà không cần quan tâm đến việc A có cướp được tài sản hay không?
Cần lưu ý rằng tài sản bị chiếm đoạt trong tội cướp tài sản không phải là dấu hiệu định tội mà chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt (căn cứ vào giá trị của tài sản bị cướp để xác định người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản nào của Điều133, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Như vậy tội phạm cướp đoạt tài sản được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi cướp đoạt tài sản được mô tả trong Điều133, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Mặt khác, do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng, chưa biết H bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, dựa vào hành vi của A có thể cấu thành tội hiếp dâm theo Điều 111, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, A ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh hiếp dâm, có thể phải chịu trách nhiệm về tội danh hiếp dâm.
Thứ hai, B tự ý không đến chỗ hẹn thực hiện hành vi phạm tội có được coi là tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội.
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”
Theo đó, khi thực hiện hành vi phạm tội, B chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn những dấu hiệu sau:
– B chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát.
– Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể xảy ra trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Do vậy, nếu việc B không thực hiện tội phạm mà chứng minh được hình tự nguyện và dứt khoát. Khi đó, B được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Chuẩn bị cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Chuẩn bị cướp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn