Nội dung bài viết là những tư vấn, thủ tục được cập nhật liên tục, tuy nhiên luôn chỉ mang tính chất tham khảo, để được hướng dẫn cụ thể nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được trợ giúp.
Một dự án đầu tư khi thực hiện tại Việt Nam trước hết phải tiến hành đề xuất dự án- trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt hồ sơ. Tuy nhiên, hồ sơ đề xuất dự án bao gồm những gì, thủ tục thẩm định, phê duyệt được thực hiện ra sao vẫn luôn là vướng mắc, băn khoăn của nhiều nhà đầu tư. Luật LVN hân hạnh trở thành người giải đáp những khó khăn, hỗ trợ quý khách tiếp cận một cách nhanh chóng nhất nhu cầu phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án do chủ đầu tư đề xuất.
1.Điều kiện đề xuất dự án
Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án ngoài các dự án, danh mục dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố.
Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
– Phù hợp với lĩnh vực đầu tư;
– Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
– Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
– Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án.
2. Hồ sơ đề xuất dự án
– Văn bản đề xuất thực hiện dự án;
– Đề xuất dự án bao gồm những nội dung sau:
•Sự cần thiết đầu tư; lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án;
•Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển và các điều kiện lựa chọn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;
•Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và nguồn tài nguyên;
•Phân tích sơ bộ yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
•Dự kiến tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
•Dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
•Dự kiến điều kiện thực hiện dự án khác (đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT);
•Phân tích sơ bộ phương án tài chính của dự án gồm những nội dung: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận;
•Dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư;
•Đề xuất các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
•Dự kiến sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
•Đối với dự án có cấu phần xây dựng, cần thêm thiết kế sơ bộ.
– Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
– Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có);
– Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có)
3. Trình tự Luật LVN thực hiện việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn trước khi thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ, chuyển tới cho khách hàng ký kết. Hồ sơ được ghi nhận tại Mục 2
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết
– Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án nhóm A, B và C. Việc thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án.
– Thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền
Đề xuất dự án của nhà đầu tư được thẩm định và phê duyệt trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 5: Bàn giao toàn bộ kết quả tới khách hàng
Trường hợp đề xuất dự án của nhà đầu tư được phê duyệt, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đề xuất dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án.
Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
4. Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án do chủ đầu tư đề xuất tại Luật LVN
Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ nhanh chóng nắm trên tay kết tinh cuối cùng của quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án với mức phí hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính của công ty mình.
Ngoài ra, quý khách cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhạy bén, linh hoạt của phía chúng tôi: Quý khách không phải đi lại bất cứ thời điểm nào trong quá trình thẩm định, phê duyệt, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền- vô cùng tiết kiệm thời gian, công sức.
Chúng tôi cũng cung cấp những tư vấn pháp lý từ khi quý khách hình thành nhu cầu thành lập cho đến khi quá trình thẩm định, phê duyệt kết thúc, giải đáp mọi thắc mắc liên quan sau thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án… 24/7 và hoàn toàn miễn phí.