Nội dung bài viết là những tư vấn, thủ tục được cập nhật liên tục, tuy nhiên luôn chỉ mang tính chất tham khảo, để được hướng dẫn cụ thể nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được trợ giúp.
Bảo hiểm thất nghiệp là loại chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm. Khi một người lao động bị mất việc làm và không thuộc trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hưởng thì được bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, trong thời gian hưởng loại bảo hiểm này, có thể người lao động không còn ở tại nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp ban đầu. Vậy có phương án gì để họ vẫn tiếp tục được hưởng bảo hiểm này hay không vẫn luôn là trăn trở của khá nhiều người lao động. Luật LVN cung cấp dịch vụ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tới quý khách hàng, hỗ trợ khách hàng được duy trì quyền lợi của mình cả khi ở địa bàn khác nơi hưởng ban đầu.
1.Điều kiện để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định
– Có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
Như vậy, điều kiện đầu tiên để người lao động mất việc làm được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là họ phải hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp tại địa phương nơi mà họ đang hưởng trợ cấp.
2.Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH;
– Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH;
– Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
– Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
3. Luật LVN thực hiện việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận thông tin cụ thể từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ
Quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một số giấy tờ sau: Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có); Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi nhận được đầy đủ các loại thông tin từ quý khách, luật sư, chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn một cách hợp pháp, chính xác nhất về điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bước 2: Kiểm tra tính pháp lý các yêu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và chuyển tới cho khách hàng ký kết.
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục nộp đề nghị tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến.
Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
4.Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của Luật LVN
Khi sử dụng dịch vụ của Luật LVN, quý khách sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí từ phía luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi về những vấn đề liên quan tới việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cũng sẽ nhanh chóng nhận được thành quả của việc chuyển nơi hưởng trợ cấp nhưng vẫn được đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho việc chuyển nơi hưởng: Mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên phía chúng tôi soạn thảo và hướng dẫn khách hàng một cách chi tiết khi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khách hàng của Luật LVN cũng sẽ nhận được những tư vấn liên quan tới việc hưởng trợ cấp thất nghiệp: tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; bảo lưu hưởng trợ cấp thất nghiệp; chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Luật LVN cũng gửi tới quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí khi có yêu cầu.