Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người của pháp nhân gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015 mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Chào luật sư! em có một số vướng mắc mong được luật sư giải đáp giúp em, theo như em được biết thì Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người của pháp nhân gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015 và theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có 4 căn cứ: Phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.Mong luật sư có thể phân tích cũng như làm sáng tỏa 4 căn cứ trên, và đưa ra ví dụ chứng minh. Em chân thành cảm ơn luật sư!

Đoàn Văn Quyển

Bài viết liên quan:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi đánh người
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp gây tai nạn làm chết người.

Căn cứ pháp lý

-Bộ luật dân sự năm 2015

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người khác thì phải bồi thường thiệt hại. Và để xác định một người có phải bồi thường thiệt hại hay không thì cần phải dựa vào các căn cứ phát sinh được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, có 4 căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung:

Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra là yếu tố tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là bồi thường đối với những thiệt hại đã xảy ra, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường dù có đầy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức. Ví dụ, A đang điều khiển xe máy trên đường nhưng không may đâm phải B, khiến B ngã xuống đường, nhưng may không xảy ra thiệt hại gì về tài sản, tính mạng hay sức khỏe. Do vậy,  sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với A vì thực tế không có thiệt hại gì xảy ra.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái luật.

Hành vi trái luật ở đây được hiểu là thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm và không thực hiện những hành vi mà pháp luật buộc phải làm. Ví dụ, pháp luật cấm không được sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông nhưng vẫn cố tình sử dụng.

Thứ ba, có lỗi của người gây thiệt hại

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Lỗi thường biểu hiện dưới 2 dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức được rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn cản được.

Về nguyên tắc, một người bị áp dụng một chế tài pháp lý khi họ thực hiện hành vi có lỗi. Tuy nhiên, trong quan hệ bồi thường thiệt hại, không phải lúc nào cũng cần phải có đầy đủ 4 yếu tố thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có những trường hợp không có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại( ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,…)

Thứ tư, có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi trái luật hay ngược lại hành vi trái luật là nguyên nhân gây ra hậu quả thì mới là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, thông thường phải đáp ứng cả 4 điều kiện trên thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ví dụ chứng minh: B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên giám đốc đã cử anh A – bảo vệ công ty ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng

Trả lời: A phải bồi thường thiệt hại cho B. Vì:
-Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại thực tế xảy ra là B bị trấn thương nặng
-Có hành vi trái pháp luật: Hành vi dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B của A là hành vi trái pháp luật.
– Có lỗi của người gây thiệt hại: Lỗi của A là lỗi có ý trực tiếp vì A biết hành vi dùng dùi cui đánh có thể khiến B bị thương nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn cho B bị thương để không gây ồn ào cho công ty.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc B bị thương nặng.

Do vậy, A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, do A đang làm việc cho công ty X nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về công ty X.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người của pháp nhân gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com