Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Cầm đồ hay còn gọi là cầm cố tài sản, được quy định tại điều 341, Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
Tư vấn luật: 1900.0191
Việc cầm cố tài sản được quy định tại điều 326 như sau:
Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, cầm cố tài sản và cho vay nặng lãi là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cầm cố tài sản là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự được quy định trong bộ luật dân sự năm 2005, còn cho vay nặng lãi là một loại tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự năm 1999. Người nhận cầm cố tài sản nếu đưa ra mức lãi suất cao hơn so với quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, còn đối với người cho vay nặng lãi thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cầm cố tài sản với lãi suất cao bị xử phạt hành chính?
Với hình thức cầm cố tài sản, bên cho vay tiền có cầm cố tài sản mà có mức lãi suất vượt quá mức lãi suất cơ bản được nhà nước quy định thì có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 3, điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d)Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định trên.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về việc cầm đồ có phải là cho vay tài sản không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Cầm đồ tài sản có phải là cho vay nặng lãi không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn