Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp em trường hợp này ạ. Em có chị gái có chồng và sinh được hai cháu. Sống với nhau được 10 năm. Nhưng gia đình mẹ chồng hay soi mói chửi rủa chị gái em. Chồng thì lại ngoại tình và có con riêng. Thỉnh thoảng chị em bị chửi mắng đánh đập. Chị em muốn ly hôn nhiều lần nhưng sợ không giành được quyền nuôi hai con. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này em phải làm thế nào ạ?
Le Thi Thuy Kieu
Bài viết liên quan:
– Con còn nhỏ thì mẹ có được giành quyền nuôi con sau ly hôn không?
– Ông bà ngoại có thể giành quyền nuôi con với con rể không?
– Chồng có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng không?
– Yêu cầu ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con
– Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
|
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 |
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan tới việc giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Trong trường hợp trên, anh chị của bạn vẫn đang trong thời kì hôn nhân, quan hệ hôn nhân được xác lập giữa hai người vẫn đang chịu sự điều chỉnh của pháp luật, việc người chồng có hành vi ngoại tình với người khác và sử dụng bạo lực với vợ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, thuộc vào những hanh vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
|
Khi chị gái bạn nộp đơn khởi kiện ly hôn, Tòa án sẽ có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong đó Tòa án đóng vai trò là bên thứ ba trung gian tiến hành trao đổi, tạo điều thuận lợi để giúp các bên đương sự trong vụ án ly hôn giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hòa giải không thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và có thể ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Về vấn đề chị gái bạn muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn, tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
|
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy việc chồng của chị gái bạn có hành vi bạo lực suốt quá trình sinh sống, ngoại tình và đã có con riêng hoàn toàn có thể là căn cứ chứng minh việc người chồng không đủ điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần hơn so với người vợ tức chị gái bạn. Vì vậy khi làm hồ sơ ly hôn gửi Tòa án nhân dân nơi mà 2 vợ chồng cư trú, chị gái bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin, bằng chứng chứng minh về hành vi bạo lực gia đình và ngoại tình của người chồng, đồng thời nêu rõ hoàn cảnh sống và thái độ cư xử của nhà chồng đối với mình để làm căn cứ cho Tòa án xem xét về điều kiện giành quyền nuôi con của 2 bên.
Ngoài ra trong luật có quy định con trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp trên không đề cập đến độ tuổi của hai người con, nhưng chị gái bạn có thể giải thích về hoàn cảnh gia đình hiện giờ để hai người con cân nhắc.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà
Để được giải đáp thắc mắc về: Cách để giành quyền nuôi con khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn