Các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Luật Doanh nghiệp năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực chính thức vào ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014, được xây dựng và ban hành với mục tiêu dần hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, thu hút vốn đầu tư và nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra và hướng tới. Trên tinh thần nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; giữ gìn môi trường kinh doanh trong sạch, tiêu dùng lành mạnh, công tác  quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực. Việc pháp luật về doanh nghiệp quy định các chủ thể có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy, sau đây Công ty Luật LVN xin được chia sẻ những phân tích về các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020.

Bài viết liên quan: 
– Hành vi bị nghiêm cấm khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp
– Tên doanh nghiệp, điều kiện và thủ tục để thành lập doanh nghiệp
– Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
– Thành viên công ty TNHH có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
 
Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020

Các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Bất kỳ một quy định cấm nào của pháp luật về doanh nghiệp đều xuất phát từ mục đích ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời giữ vững chất lượng môi trường kinh doanh và hướng đến thúc đẩy nền kinh tế thị trường: 

– Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang là cơ quan thực hiện chức năng chuyên môn, tính chất quyền lực của các cơ quan này được thể hiện rõ nét; quy định các chủ thể này không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là để tránh dẫn đến hiện tượng quyền lực chính trị thao túng kinh tế, làm mất đi quyền bình đẳng cũng và tự do trong kinh doanh.

– Tương tự, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và đặc biệt là Luật Phòng chống tham nhũng cũng không cho phép cán bộ, công chức, viên chức được thành lập doanh nghiệp, ngoài ra còn không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình có trách nhiệm quản lý sau khi rời chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ. 

– Các chủ thể ở Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng là những chủ thể thực hiện chức năng nghiệp vụ vô cùng rõ nét và đặc thù liên quan tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Lợi ích quốc gia luôn được đề cao và tôn trọng tuyệt đối. Pháp luật cấm các chủ thể trên tham gia thành lập doanh nghiệp là để tránh tình trạng phân tán trong công vụ, đồng thời tránh sự lấn át quyền lực chính trị đối với quyền năng kinh tế. 

– Chủ thể là người chưa thành niên, tức là chưa đạt độ tuổi pháp định, thì không thể tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp bởi tính trách nhiệm chưa đặt ra hoàn toàn với họ. Các trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự không thể làm chủ được hành vi của mình do đó cũng không thể thành lập và quản lý doanh nghiệp. 

– Tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về các chủ thể không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp bởi quyền tự do của họ có thể hoặc đã bị hạn chế. Việc quy định những chủ thể này không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là để tránh rủi ro trong kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, phá vỡ trật tự trong kinh doanh,… 

Có thể thấy theo pháp luật hiện hành, không phải bất kì chủ thể nào cũng được phép thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp mà phải đáp ứng được những quy định của pháp luật. Luật Doanh nghiệp năm  2020 đã quy định khá rõ ràng và cụ thể các điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp bằng cách liệt kê những đối tượng không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Việc quy định một số đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giúp cho các nhà đầu tư nhận thức được những quyền và nghĩa vụ của mình khi tiến hành đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020.Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com