Bị ném đá lên nóc nhà và chặt cây phải giải quyết như thế nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Mong công ty luật LVN tư vấn dùm em: Nhà em kinh doanh tiệm nét, có 1 đám thanh niên chuyên vào chơi thiếu tiền, nếu không cho thiếu tiền thì chúng gây thù, chuốc oán. Cứ đêm đến là bọn nó chọi đá lên nóc và cửa nhà, dùng hung khí chặt cây cảnh em trồng. Chỉ có điều là em không thấy chúng nó làm nhưng biết là bọn nó. Em tức quá, em có thể làm được gì không ? Nếu báo công an thì không có bằng chứng, rồi bọn nó cũng phá. Nếu bắt gặp có thể đánh hay dùng hung khí đánh nó gây chết người thì bị xử lí như thế nào ạ?
Người gửi: Bùi Duy Chính
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn chị tiết như sau:

1) Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009;
– Bộ luật dân sự 2015;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2) Bị ném đá lên nóc nhà và chặt cây phải giải quyết như thế nào?

Thứ nhất, hành vi của nhóm thanh niên trên: đó là quỵt tiền chơi quán nét và ném đá lên nóc nhà bạn và chặt cây của bạn. Bạn nên lắp camera để ghi lại hình ảnh nhóm thanh niên trên xâm phạm đến tài sản của bạn. Như vậy bạn sẽ có căn cứ để chứng minh khi yêu cầu cơ quan nhà nước xử phạt nhóm thanh niên này hoặc khởi kiện chúng. Hành vi này tùy theo mức độ có thể bị xử lý như sau:
Căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cố ý ném đá vào nhà người khác bị xử phạt như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Với hành vi tự ý chặt cây của gia đình bạn, nhóm thanh niên này sẽ bị xử phạt hành chính do hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Trường hợp cây cảnh của bạn có giá trị lớn, có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thuộc một trong những trường hợp sau thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: 
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
b) Gây hậu quả nghiêm trọng
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, nếu bạn có chứng cứ để chứng minh, bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản theo quy định cuả Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Thứ hai, cách xử lý khi bắt gặp hành vi trên của nhóm thanh niên:
Khi bắt gặp hành vi của nhóm thanh niên trên bạn không nên cầm gậy hay dùng hung khí đánh chúng. Bởi lẽ, hành vi của bạn có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đế sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009) và tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009). Do hành vi của bạn không phải hành vi chống trả, ngăn cản phù hợp trong trường hợp nhóm thanh niên hủy hoại tài sản của bạn, hành vi dùng gậy đánh người trong trường hợp này vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này bạn nên yêu cầu nhóm thanh niên dừng hành vi xâm phạm đến tài sản của bạn lại và có thể nói với đám thanh niên rằng “nếu họ tiếp tục thực hiện hành vi của mình thì sẽ bị xử phạt hành chính, khởi kiện dân sự và có thể bị khởi tố hình sự”.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Bị ném đá lên nóc nhà và chặt cây phải giải quyết như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị ném đá lên nóc nhà và chặt cây phải giải quyết như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com