Bán cổ vật đào được có vi phạm pháp luật không? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi: 

Chào luật sư, tôi có một vấn đề mong được tư vấn như sau. Trong quá trình đào móng làm nhà tôi đã vô tình tìm được một chiếc lư đồng. Qua giám định tôi biết được đây là một chiếc lư cổ, có tuổi đời khá lâu rồi. Tôi muốn mang lên nộp cho chính quyền địa phương nhưng vợ tôi ngăn lại với lý do chiếc lư ấy bán đi sẽ được khá nhiều tiền, hơn nữa do vợ chồng chúng tôi tìm được nên nó đương nhiên thuộc về chúng tôi. Giờ tôi không biết phải xử lý chiếc lư ấy như thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp tôi, liệu nếu tôi bán chiếc lư ấy đi mà không giao nộp cho chính quyền địa phương thì có vi phạm pháp luật không?
Người gửi: Tuấn Đạt
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 Hợp nhất Luật Di sản văn hóa.

2/ Bán cổ vật đào được có vi phạm pháp luật không?

Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau:
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.”
Theo như thông tin bạn cung cấp thì có lẽ bạn không thể xác định được ai là chủ sở hữu của chiếc lư cổ kia. Do vậy, bạn nên thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của Luật.
Theo khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật Di sản văn hóa quy định: “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.” Cũng theo khoản 6 Điều 4 Văn bản hợp nhất này thì “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.”
Sau khi giao nộp cho chính quyền địa phương, nếu chiếc lư cổ của bạn được xác định là cổ vật theo quy định tại Luật Di sản văn hóa thì theo quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH thì “Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước”. Cũng theo khoản 4 Điều 13 Văn bản hợp nhất này thì Nhà nước nghiêm cấm hành vi mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp nên nếu bạn mang chiếc lư ấy đi bán là vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp chiếc lư của bạn không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì chiếc lư ấy thuộc sở hữu của bạn. Khi đó, theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền định đoạt của chủ sở hữu thì “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”
Nếu giá trị của chiếc lư lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì bạn sẽ được hưởng phần giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở. 
Tóm lại, bạn nên có biện pháp bảo vệ chiếc lư ấy và thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề bán cổ vật đào được có vi phạm pháp luật không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đoàn Thảo Ánh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Bán cổ vật đào được có vi phạm pháp luật không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com