Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Nguyễn Mai Anh.
Bài viết liên quan: – Thay đổi người đại diện theo pháp luật mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào? – Quy định pháp luật về việc giám hộ, đại diện theo pháp luật của cá nhân – Dịch vụ luật sư thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần – Dịch vụ luật sư thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên – Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần tại quận Đống Đa |
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015. |
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến đại diện theo pháp luật.
Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ vào điều 136 và điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. … |
Theo đó, cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.
Tuy nhiên, trường hợp này mẹ chưa đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì căn cứ vào điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. 2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. 3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. |
Như vậy, bản chất của đại diện là nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Còn nếu cả bố và mẹ đều không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì người đại diện trong trường hợp này sẽ là người giám hộ của đứa bé theo quy định tại điều 52 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc nếu không có thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về các vấn đề pháp lý liên quan đại diện theo pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: 15 tuổi sinh con thì ai sẽ là người đại diện theo pháp luật cho đứa bé đó?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn