Xử lý thế nào khi công dân Việt Nam bị bắt cóc ở nước ngoài mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tôi cần tư vấn về việc người việt nam sang trung quốc,bị bắt cóc tống tiền,tư vấn cho tôi nên làm thế nào,gọi báo cho ai bên pháp luật,để cứu người việt nam về lại nước.xin chân thành cảm ơn.

Cheng Tao

Bài viết liên quan:
Bị bắt giam tại nước ngoài phải làm sao?
Đăng ký khai sinh cho con khi có cha là người nước ngoài
Cách thức giải quyết chế độ tiền lương của người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài
Đã chấp hành xong hình phạt tù có được xuất khẩu lao động ra nước ngoài không?
Thủ tục xin cấp giấy chứng tử cho người định cư ở nước ngoài

Căn cứ pháp lý

– Luật về cơ quan đại diện nước CHXHCN VN ở nước ngoài 2009
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định của Luật về cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài, tại điều 8 quy định:

Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
1. Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.

Bổ sung, việc dẫn them cho điều 8, tại điiều 9 Luật về cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài quy định:

Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận.
5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Theo đó, trong trường hợp người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài một cách hợp pháp, công khai bị xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản thì cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở quốc gia nước sở tại thực hiện hoạt động trợ giúp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam căn cứ, tuân thủ theo các quy định của quốc gia nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia đó là thành viên.

Ngoài các quy định thể hiện tính nguyên tắc trong quan hệ công pháp quốc tế về chủ quyền của mỗi quốc gia, trong sự việc này những cá nhân hoặc tổ chức có quyền và trách nhiệm liên quan với người bị bắt cóc tống tiền trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam trợ giúp, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho việc giải quyết, xử lý các sự kiện pháp lý đang diễn ra ở nước ngoài như dựa theo các quy định về chức năng nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân, được quyền thông báo sự việc đến cục hay phòng an ninh đối ngoại thuộc lực lượng công an cấp huyện nơi thường trú để được hướng dẫn, phối hợp giải quyết sự việc.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com