Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tuyết Trinh
Bài viết liên quan:
Chồng vay tiền ngân hàng, vợ có phải liên đới trả nợ khi ly hôn?
Xử lý tài sản bảo đảm khi bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng kỳ hạn
Cách xử lý khi chậm thanh toán tiền theo hợp hợp đồng
Trả lãi chậm có bị bắt tạm giam không?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?
|
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015
– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
– Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015
|
Do thông tin được cung cấp chưa rõ ràng về việc bạn – người thứ 3 có quyền và lợi ích có liên quan trong trường hợp này, có biết các thông tin khi các bên xác lập giao dịch vay trả góp hay không? Trong trường hợp bạn biết các thông tin khi xác lập giao dịch thì theo pháp luật, bạn là người có nghĩa vụ trả tiền. Nếu không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự về chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại điều 357 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
|
Trong trường hợp, bạn không biết các thông tin khi xác lập giao dịch dân sự thì người vay trả góp trong trường hợp này thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 BLHS 2015:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…
|
Ngoài ra, liên quan đến thắc mắc khác về việc gửi tin nhắn để thực hiện việc điều tra, xét xử của cơ quan tố tụng. Căn cứ theo các quy định về tố tụng hình sự, về nguyên tắc cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành truy tố, khởi kiện hình sự đối với một cá nhân, tổ chức thì phương thức được thực hiện giao văn bản (cấp tống đạt) được chuyển cho chính bị can, bị cáo đó (được quy định tại điều 182 chương XI Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Như vậy việc gửi tin nhắn truy tố trách nhiệm hình sự là sai trái theo quy định pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tuỳ thuộc vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại trong trường hợp này.
Chuyên viên: Khánh Lâm
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn