Trả góp chậm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Dạ em có mua điện thoại trả góp của ngân hàng FE horedet điện thoại giá trị 3 triệu mấy em trả góp. Thành 4 triệu mấy và em đóng được 1 tháng rồi tháng này em lấy tiền chậm nên trễ hẹn em định tháng sau đáo hạn ngân hàng hàng trả tiếp vậy em bị nhân viên xuống nhà không ạ?

Nguyễn Thị Kim Yến

Bài viết liên quan:
Không trả tiền đúng hạn khi mua xe trả góp?
Quy định về việc người có nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng trả góp điện thoại
Chia tài sản trả góp khi ly hôn như thế nào?
Chậm thanh toán căn hộ chung cư mua trả góp
Mượn chứng minh thư của bạn mua điện thoại trả góp

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến việc trễ hẹn trả góp.

Về việc mua điện thoại trả góp, theo điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Theo đó, bạn có nghĩa vụ trả tiền cho bên ngân hàng mà bạn đã mua chiếc điện thoại trả góp theo thoả thuận của bạn với ngân hàng về thời điểm trả tiền cũng như số tiền phải trả.

Về việc bạn chậm trả tiền, theo quy định của Điều 453 Bộ luật dân sự năm 2015: 

Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, bạn có thể thoả thuận với ngân hàng về việc trả chậm bằng hợp đồng và phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp ngân hàng không đồng ý thì họ có thể gửi đơn kiện đến Toà án. Khi Toà án thụ lý và giải quyết thì bạn có nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015:  

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về xử lý trả góp chậm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Thanh Hương

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com