Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Luật sư cho mình hỏi. năm 2012 mình bị xử phạt hành chính về tội huỷ hoại tài sản nhưng tôi chưa chấp hành nộp phạt thì đến nay tôi có còn tiền sự hay tiền án gì nữa không. luật sư giải thích giúp tôi  

Phạm Tuyên 

Bài viết liên quan:
Chấp hành xong án phạt tù có được xuất cảnh?
Thời hạn nâng lương của viên chức bị kéo dài bao lâu khi bị xử lý kỷ luật?
Điều kiện để tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự
Trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào ?
Đã chấp hành xong hình phạt tù có được xuất khẩu lao động ra nước ngoài không?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự (BLHS) 2015
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, căn cứ theo điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Theo đó, việc cá nhân bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền thì phải có trách nhiệm chấp hành quyết định xử phạt, trường hợp người vi phạm trốn tránh nghĩa vụ nộp phạt thì thời hạn được kéo dài đến thời điểm hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt.

Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về các thuật ngữ tiền án, tiền sự. Theo quy định hiện hành, chưa có định nghĩa về khái niệm tiền án, tiền sự là gì tuy nhiên theo pháp luật về hình sự và hành chính, có thể hiểu:

  • Tiền án được dùng cho cá nhân, tổ chức bị xử lý theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự, bị kết án theo bản án có hiệu lực pháp luật và đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa qua được thời gian theo quy định tại điều 70 BLHS 2015 để được coi là chưa có án tích:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án….
  • Tiền sự: được hiểu là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính theo quy định tại điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn xử lý vi phạm hành chính. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com