Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Xin chào a c ạ. E có trường hợp về chấm dứt hợp đồng lao động thế này xin được sự tư vấn của a chị ạ.
E làm giáo viên mầm non kí hợp đồng với trường mầm non từ ngày 28-11-2018 đến 28-11-2019, trong đó thời gian thử việc là 1 tháng ạ. Đến ngày 14-1-2019, nhà trường yêu cầu chấm dứt hợp đồng với em vì một số lý do mà e thấy ko chính đáng là: để cháu chạy ra ngoài hành lang, lớp vệ sinh chưa sạch, Vệ sinh cháu chưa sạch và k tham gia các hoạt động ngoài giờ hành chính vì lý do gia đình ạ.(trong đó việc vệ sinh và quản lý cháu là do 2 cô quản lý mà chỉ dồn trách nhiệm cho e) Mà bên này làm ngoài giờ ko có lương ạ. Em mong muốn là nhà trường thông báo e ngày 14 thì 14 tháng sau e mới chính thức phải nghỉ ko biết có đúng ko ạ? Cô hiệu trưởng lại nói với em là luật giáo dục cho phép để giáo viên nghỉ luôn và nghỉ ko lương.
Ac có thế tư vấn giúp e trường hợp của em thì người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng có đúng pháp luật ko ạ? Và thời gian nghỉ tết tới đây e vẫn được nhận lương đúng ko ạ?

Nguyễn Trang

Bài viết liên quan:
Nghĩa vụ của người lao động đối với công việc không được giao?
Trách nhiệm pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động và tham gia BHXH không đúng mức
Hợp đồng lao động có thời hạn được ký kết bao nhiêu lần?
Quyền lợi khi viên chức thôi việc để chuyển công tác sang đơn vị khác
Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động khi bị tai nạn, ốm đau?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động (BLLĐ) 2012
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về lao động, tại điều 38 BLLĐ quy định:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Bổ sung, hướng dẫn cho điều 38 BLLĐ, tại điều 12 Nghị định 05/2015 quy định:

Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.


Theo đó, áp dụng vào trường hợp này, việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động được xem là hợp pháp khi có sự vi phạm đã được giao kết trong hợp đồng lao động hay vi phạm quy chế về mức độ hoàn thành công việc của người lao động và người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động trước 30 ngày.
 
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Ngoài ra, liên quan đến thắc mắc về việc trả lời của người sử dụng lao động là ưu tiên áp dụng luật giáo dục trong việc xa thải người lao động, theo quy định hiện hành việc áp dụng luật để xử lý các quan hệ xã hội phát sinh sẽ căn cứ, phụ thuộc vào thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau….
Theo đó, sẽ áp dụng các quy định pháp luật về lao động ( Bộ luật lao động 2012 ) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động  so với Luật giáo dục 2005.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về chấm dứt hợp đồng lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com