Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Thanh thi
Bài viết liên quan:
– Đánh người gây thương tích, huỷ hoại tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
– Mức phạt tù về tội cố ý gây thương tích áp dụng đối với người dứoi 14 tuổi
– Chế tài xử phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích
– Trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích
– Gây gổ, cãi lộn ở quán rượu gây ảnh hưởng trật tự công cộng sẽ bị xử lý như nào?
|
Căn cứ pháp lý:
-Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 |
Khi có hành vi trái pháp luật xảy ra đe dọa đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân…thì có quyền chống trả một cách cần thiết để bảo vệ quyền lợi theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 quy định:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm…
|
Có quy định đó bởi vì, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước là bất khả xâm phạm, nếu để hành vi trái pháp luật diễn ra thì sẽ gây ra hậu quả không thể khắc phục được như ban đầu. Vậy nên pháp luật cho pháp hành vi chống trả, ngăn chặn một cách cần thiết đối với hành vi trái pháp luật đó.
Tuy nhiên, hành vi chống trả đó nếu vượt quá mức cần thiết mà thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, được khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
…2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
|
Có quy định như vậy bởi vì mặc dù là hành vi ngăn chặn hành vi trái pháp luật khác nhưng nếu vượt quá mức cần thiết lại trở thành hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể khác nên pháp luật sẽ truy cứu trách nhiệm.
Xét trường hợp cụ thể của bạn thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng , còn có vượt quá mức phòng vệ chính đáng hay không thì cần phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về phòng vệ chính đáng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn