Phải làm thế nào khi bị đổ oan phạm tội? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Em  gặp  một chuyện  rất  oan ức. Em trả tiền cho chị A tuy nhiên vì không ở gần túi nên chi A có  bảo em cho vào túi giúp chị. Lúc em cho tiền vào túi, chị ấy có đứng lên và đứng cách đó  tầm 10 mét  nhìn  em.  Sau đó em đi ra khỏi chỗ để đồ. Em ra nói chuyện với mọi người có cả chị A trong nhóm. 
Sau đó em và mọi người đi vào trong phòng. Túi  của  mọi  người  để ngoài. Và em không tiếp cận nơi cất đồ. Đến 16h tất cả mọi người ra về cùng lấy đồ thì em đưa con đi ra khỏi bệnh viện ( vì  em học điều trị tại khoa tâm bệnh nên kệ để đồ chung nhau và nhiều người qua  lại )
Em đang trên đường về nhà thì chị A gọi điện cho em báo chị ấy mất 8 triệu, toàn  tờ  500k. Và  chỉ có em là  người đã mở túi đựng đồ của chị ấy. Chị ấy để tiền ở ngăn nhỏ trong balo. 
Bây giờ em bị oan vì em không lấy số tiền đó. Em bảo chị A báo công an em sẽ ra làm việc cùng thì không  chịu  báo  nhưng  cứ  đổ  em lấy  tiền. Thực sự  là  em  không  được  làm  vậy. Khu  vực  đó  lại  không  có  camera. Em  muốn hỏi, bây giờ  em  muốn  chứng  minh  em  trong  sạch  và  muốn  công  an  vào cuộc điều tra  nhất  là  lấy  dấu  vân tay  ở túi  nhỏ  phía  trong  túi  xách  chị  A. 
Em phải làm thủ tục như thế nào. Vì em ở xa và đưa con đi chữa bệnh chứ không phải dân địa  phương tại đây. Em không làm nên em rất ấm ức khi bị nói vậy. 
 Luật  sư  giúp  em. Tư  vấn  xem  phải  làm  những  thủ tục  gì  để  được  công  an  vào  Cuộc  và  lấy  dấu  vân  tay. Trả  sự  trong  sạch  cho  em.  
Em  xin  cảm  ơn. 

Phương Giang

Bài viết liên quan:
Có thể tố cáo nguời trong gia đình hay không?
Quy trình xử lý đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất khi xây dựng
Phạm tội giết người sau đó gia đình người bị hại rút đơn tố cáo thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tố cáo nhiều người có được không?
Bị người khác tố cáo có được xuất cảnh hay không?

Căn cứ pháp lý

– Luật tố cáo 2011
– Luật tố tụng hình sự 2015
– Thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến tố cáo hành vi trộm cắp tài sản.

Dựa theo thông tin được cung cấp, trong sự việc này, chị A bị mất trộm 8 triệu và theo pháp luật về hình sự đã đủ yếu tố cấu thành tội “trộm cắp tài sản” theo điều 173 BLHS 2015 quy định:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; 
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, người bị thiệt hại có quyền tố cáo căn cứ theo khoản 31 Luật tố cáo quy định:

Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Liên quan đến trình tự, thủ tục để thực hiện quyền pháp định. Theo điều 144 BLTTHS 2015 quy định:
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Theo đó, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cá nhân hay tổ chức được quy định tại điều 143 BLTTHS 2015:

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.

có quyền tố giác, trình báo đến cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo điều 145 BLTTHS 2015 quy định:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho điều 145 BLTTHS 2015, tại khoản 1 điều 5 Thông tư 01/2017/TTLT quy định:

Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, trong trường hợp này, người tố cáo cần cung cấp những chứng cứ, tài liệu có liên đến vụ việc trộm cắp tài sản như giá trị tài sản, thời gian, địa điểm…đến cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com