Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Phương Thảo
Bài viết liên quan:
Bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng, phải làm như nào?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?
Cách xác định tuổi để được thực hiện giao dịch dân sự
Chế tài xử lý giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép và đe doạ
Dùng clíp tống tiền sẽ bị xử lý thế nào?
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
– Bộ luật dân sự (BLDS) 2015
|
Dựa theo thông tin được cung cấp thì trong trường hợp này bên bán đồ đấu giá hàng hiệu đã vi phạm pháp luật về thực hiện hợp đồng dân sự và căn cứ theo pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự, tại điều 443 BLDS 2015 quy định:
Điều 443. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
|
Ngoài ra, trong trường hợp có căn cứ về việc bên bán đồ cố ý cung cấp các thông tin sai lệch nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi vi phạm bị xử phạt căn cứ theo khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…
|
- Chủ thể: Chủ thể thực hiện tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015.
Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm
mà Bộ luật này có quy định khác.
…
|
- Khách thể: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ tài sản, quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu được quy định tại chương XVI Bộ luật hình sự 2015
- Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý
- Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đó là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Theo đó, hành vi khách quan trong trường hợp này được biểu hiện là người có hành vi vi phạm cố ý cung cấp các thông tin sai lệch nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều người với giá trị tài sản từ 10 triệu trở lên.
Chuyên viên: Nguyễn Hòa
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn