Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Bích Phương
Bài viết liên quan:
– Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
– Chế độ tử tuất của người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội
– Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
– Cách thức xử lý chế độ thai sản đối với người lao động khi sổ bảo hiểm có sai xót
– Thay đổi họ, tên có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích khi tham gia chính sách về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội không?
|
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2008 (sửa đổi 2014)
– Luật cư trú 2006 (sửa đổi 2013)
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
|
Dựa theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ theo pháp luật về cư trú, tại khoản 1 điều 23 Luật cư trú quy định:
Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
…
|
Bổ sung cho điều 23 áp dụng vào trường hợp này, việc vợ về ở với chồng được xem là thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Theo đó, trong trường hợp không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú sẽ bị xử phạt vi phạm theo khoản 1 điều 8 Nghị định 167/2013:
Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
…
|
Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo diện hộ cận nghèo, căn cứ theo khoản 4 điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, những người thuộc hộ gia đình cận nghèo thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
…
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
…
|
Theo đó hộ cận nghèo (theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 17/2016) được hiểu là “hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;”. Từ định nghĩa trên, các thành viên trong hộ gia đình được xem xét hưởng chế độ hộ cận nghèo khi có tên trong danh sách các thành viên trong hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp cấp xã rà soát, xác định hàng năm căn cứ theo quy định tại danh mục phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về chế độ bảo hiểm y tế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn