Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Ông cha ta vẫn thường nói: “Cái răng cái tóc là vóc con người”. Ngày nay, khi đời sống người dân ngày càng ổn định, nhu cầu làm răng giả đáp ứng tính thẩm mỹ ngày càng tăng, do đó số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ làm răng giả mọc lên khá nhiều. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn sức khỏe, các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm răng giả phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động. Trong phạm vi bài viết, Luật LVN cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết về thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả như sau:
1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
– Cơ sở vật chất:
+ Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2;
+ Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2 hoặc ký hợp đồng với cơ sở làm răng giả khác;
+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
– Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
– Nhân sự:
Người phụ trách làm răng giả phải là thợ trồng răng (nha công) đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước và tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Phạm vi hoạt động chuyên môn:
+ Làm răng giả, hàm giả, tháo lắp, cố định;
+ Riêng đối với những thợ trồng răng tại Tp. Hồ Chí Minh đã được phép hành nghề từ năm 1980 trở về trước và đã được Sở Y tế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng, tập huấn, thi kiểm tra tay nghề (1985, 1986) và cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra tay nghề” đáp ứng yêu cầu, nếu muốn mở rộng phạm vi hành nghề trám răng sâu độ 1, 2, nhổ răng một chân lung lay thì phải được bổ sung trình độ chuyên môn và bảo đảm đủ điều kiện thiết bị y tế y tế và phải có hộp thuốc chống choáng theo quy định phù hợp với loại hình này.
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu Phụ lục 13 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Bản sao (có chứng thực) quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao (có chứng thực) chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề
– Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu Phụ lục 6 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu Phụ lục 14 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở dịch vụ làm răng giả;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động (GPHĐ)về Sở Y tế.
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp GPHĐ:
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
– Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả GPHĐ cho cơ sở
* Thời hạn giải quyết: Thủ tục được giải quyết không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Y tế
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế.
4. Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả, Luật LVN sẽ thực hiện những công việc sau:
– Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến điều kiện và thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả;
– Hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho quý khách hàng;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đại diện khách hàng giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện thủ tục;
– Nhận kết quả và bàn giao nhanh chóng cho quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu xin cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả, xin vui lòng liên hệ qua số 1900.0191 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật LVN luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 (kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn