Đập phá nhà người khác sẽ bị xử lý thế nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Vào năm 1985, tôi được ông T cho tặng một thửa đất có diện tích 5m x 29m (có giấy tờ tặng cho), mảnh đất lúc đó mới có sơ đồ thửa đất chưa được cấp sổ (sau này đã được cơ quan có thẩm quyền trích lục cấp giấy CNQSD đất hợp pháp), việc ông T tặng cho tôi thửa đất trên được mọi người trong gia đình và người dân xung quanh khu phố đều biết (trong đó có ông Võ H biết) vì tôi có cất 01 căn nhà lá để ở và không xảy ra tranh chấp với ai. Đến năm 2011, do thời gian sử dụng căn nhà lá đã hư hỏng và xuống cấp nên tôi đã xây dựng lại căn nhà có diện tích 5,2m x 7,3m bằng móng tường gạch, nền đất lót gạch trên thửa đất này đang trong quá trình hoàn thiện nhà, chuẩn bị lợp mái, thì ngày 04/3/2011 bị chính quyền địa phương đến lập biên bản và ra quyết định tháo dỡ công trình xây dựng trái phép vì lý do tôi xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng (căn cứ điểm b, khoản 2 điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007). Tuy nhiên, trong lúc tôi đang chuẩn bị xin giấy phép xây dựng, thì vào ngày 06/3/2011 các đối tượng Võ H, Võ N và Võ D cùng một số đối tượng khác (khoảng 15 người) mang dụng cụ hung khí đến ngang nhiên đập phá nhà tôi sụp đổ hoàn toàn trước sự chứng kiến của nhiều người và chính quyền địa phương, tổng giá trị thiệt hại do tôi đầu tư xây dựng khoảng 57.000.000đ. Đối tượng Võ H cho rằng tôi xây dựng nhà lấn chiếm sang đất của ông Võ H khoảng 20cm nhưng ông Võ H lại không xuất trình được giấy tờ hợp pháp chứng minh thửa đất trên là của mình. Đến năm 2013 tôi mới nhận được thông tin về việc cơ quan chức năng có quyết định thu hồi giấy chứng nhận QSD đất của ông Võ H vì đã khai báo gian dối để cướp đất và hủy hoại tài sản của tôi.
Tôi thiết nghĩ, vào thời điểm tôi xây dựng nhà chưa được cấp phép như vậy nếu vi phạm thì việc tháo dỡ công trình do tôi thực hiện hoặc do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. vậy, quý nhà làm luật cho tôi hỏi, các đối tượng Võ H, Võ N, Võ D có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì vi phạm như thế nào? Đến nay có còn truy cứu trách hình sự được nữa hay không? Tôi có được bồi thường hay không? Nếu không thì tôi phải làm sao? Kính mong quý ngài giúp đỡ hướng dẫn.

Việt Anh

Bài viết liên quan:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị truy nã
Quan hệ tình dục trong trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Không trả được nợ tín dụng ngân hàng có bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khung hình phạt đối với hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều kiện được hưởng án treo

Căn cứ pháp lý

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
– Nghị định 180/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
– Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009); 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý hành vi hủy hoại tài sản của người khác.

Dựa theo thông tin được cung cấp, do sự việc đã xảy ra trong nhiều năm cho nên việc áp dụng luật để giải quyết cần có những điểm chú ý. Do việc giải quyết tranh chấp được diễn ra vào năm 2019 nên việc áp dụng luật căn cứ theo quy định tại điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở vềtrước thì áp dụng theo quy định đó.
Theo đó, các hành vi pháp lý được diễn ra tại thời điểm nào thì sẽ áp dụng các quy phạm đang có hiệu lực tại thời điểm đó điều chỉnh. Vì vậy, căn cứ theo pháp luật dân sự về đất đai vào thời điểm diễn ra sự kiện pháp lý (1985) theo đó đối tượng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thể yêu cầu trích lục cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Như vậy, người chủ sử dụng đất có toàn quyền trong việc định đoạt, sử dụng bất động sản đó. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu là người có quyền sử dụng đất thực hiện việc xây dựng trên đất nhưng không có giấy phép xây dựng ( vào năm 2011 ) thì sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 180/2007 quy định:

Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng
1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:
a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

Hướng dẫn điều 12 Nghị định 180/2007, tại điều 24 Nghị định 180/2007 quy định về cưỡng chế phá vỡ công trình vi phạm:

Điều 24. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm
1. Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ:
a) Sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phương án phá dỡ;
b) Sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng phải lập phương án phá dỡ mà chủ đầu tư không tự thực hiện các nội dung ghi trong biên bản ngừng thi công xây dựng.

Theo đó, việc tháo dỡ công trình được thực hiện bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Như vậy, các đối tượng có hành vi đập phá, tháo dỡ tài sản của người khác là trái quy định pháp luật và trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự theo khoản 2 điều 143 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
Theo đó, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý về loại tội phạm nghiêm trọng và căn cứ theo Bộ luật hình sự hiện hành 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017 ) thì thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm ( căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 27 BLHS 2015 ). Như vậy, 3 đối tượng có hành vi phá hoại tài sản của người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn tố giác từ người bị thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về xử lý hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com