Đăng ký tạm trú cho người đi làm xa mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tôi muốn đi làm xa,không muốn người nhà biết. Vậy khi tôi ở trọ, đăng kí tạm trú CA có cần phải thông báo về nơi thừơng trú không?

Trọng Nhân

Bài viết liên quan:
Điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Tranh chấp đất đai được giải quyết thế nào khi bị đơn bỏ đi khỏi nơi cư trú?
Chuyển trường đại học có liên quan đến hộ khẩu hay không?
Đi làm xa nhà có cần đăng ký tạm trú không?
Điều kiện xoá đăng ký thường trú đối với chủ hộ?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự (BLDS) 2015
– Luật cư trú 2006 ( sửa đổi, bổ sung 2013 )
– Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký tạm trú.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về cư trú, tại điều 30 Luật cư trú 2006 quy định:

Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Ng¬ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi cư trú khác với nơi đăng ký thường trú thì công dân có nghĩa vụ tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú tại cơ quan công an cấp xã nơi cư trú mới.

Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về trình tự, thủ tục khi đăng ký tạm trú, theo đó người tiến hành thủ tục cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết như:

– Chứng minh nhân dân

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: trong trường hợp này có thể thông qua hợp đồng cho thuê nhà tuy nhiên căn theo các quy định pháp luật về xác lập giao dịch dân sự, hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc 1 hành vi cụ thể căn cứ theo điều 119 BLDS 2015 quy định:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Theo đó, trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì người tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú có thể xuất trình thông qua phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK-02 được quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BCA có sự đồng ý, ký tên của chủ hộ căn cứ theo khoản 2 điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA:

Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
và xác nhận của người viết phiếu

Từ các quy định trên, việc đăng ký tạm trú khác với nơi đăng ký thường trú không nhất thiết phải có thông báo hoặc xác nhận từ cơ quan quản lý thường trú.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký tạm trú. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com