Cho mượn thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh sẽ bị xử lý như nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Luật sư cho em hỏi với ạ. Xã em có trường hợp mượn chứng minh nhân dân và bảo hiểm y tế đi sinh. Giờ đi làm khai sinh thì tên chứng sinh dĩ nhiên mang tên người mẹ cho mượn thẻ, chứ không phải tên người mẹ đẻ. Giờ làm quyết định xử phạt thì có nặng ko ạ? Căn cứ theo quyết định nào ạ? Em cảm ơn !

Nguyễn Thị Huyền 

Bài viết liên quan: 
Sinh con ở tỉnh khác được hưởng bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế bao nhiêu phần trăm?
Quy định về mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi vẫn đang đóng bảo hiểm y tế bắt buộc
Dịch vụ tư vấn mức đóng bảo hiểm y tế và các khoản được và không được bảo hiểm y tế chi trả
Chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình
Tham gia bảo hiểm y tế nhiều năm liên tục có được hưởng quyền lợi gì không?

Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 37 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014):

Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.…

Với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 65, Nghị định 176/2013/NĐ-CP: 

Điều 65. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh 
2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, với trường hợp trên, hành vi của bạn có thể bị phạt từ 500.000đ đến 2.000.000đ tuỳ theo mức độ thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Tiếp đó người sử dụng thẻ phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến phạt hành chính đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com