Chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Thưa luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi ba mẹ mất sớm còn lại 4 chị em gái và một anh trai ai cũng có gia đình riêng đều cắt khẩu hết còn tôi mới cưới chồng chưa cắt khẩu anh trai tôi muốn sở hữu đất đai toàn bộ nên đánh đập chị gái mình giờ tự ý cắt chuyển khẩu của tôi mà tôi không hề hay biết giờ tôi không nhận được giấy gì về chuyển khẩu cả ra xã họ nói có người cắt giùm rồi họ ko cấp lại giấy đó cho tôi nữa giờ tôi phải làm sao và đất đai cha mẹ giờ anh trai tôi tự ý chuyển qua tên của anh hết toàn bộ giấy tờ giờ anh đứng hết thì có chia cho mấy chị em được không à.

Nguyễn thị tùng

Bài viết liên quan:
Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn
Chủ hộ có được quyền tự ý cắt khẩu trong sổ hộ khẩu không?
Có thể cắt khẩu khi người khác không sinh sống tại nơi đăng ký thường trú được không?
Quy định của pháp luật về cấp hộ khẩu mới và nhập khẩu vào sổ hộ khẩu
Có được tự ý cắt tên con ra khỏi hộ khẩu gia đình không?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về chia di sản thừa kế.

Về mảnh đất ba mẹ bạn để lại mà không có di chúc, anh chị em bạn sẽ là người thừa kế theo pháp luật căn cứ vào điều 651 BLDS:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, anh chị em bạn được chia quyền sử dụng đất theo những phần bằng nhau. Việc anh trai bạn tự ý chuyển qua tên của anh toàn bộ giấy tờ đều đứng tên anh là trái với quy định của pháp luật. Việc anh bạn đánh đập chị gái sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về chia di sản thừa kế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thanh Hương

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com