Chế độ thăm phạm nhân được quy định như thế nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tôi và chồng đã định ngày cưới nhưng chưa tới ngày cưới thì chồng tôi đã bị bắt về tội trộm cắp . vậy tôi có được thăm chồng và được gặp ở phòng riêng không ? Xin cảm ơn ạ

Hồng Em

Bài viết liên quan:
– Giao dịch dân sự trong thời kỳ hôn nhân
– Chồng dùng tiền riêng mua 1 mảnh đất trong thời kỳ hôn nhân có được coi là tài sản riêng của chồng không?
– Hôn nhân cận huyết thống có hợp pháp hay không?
– Có được chấm dứt hôn nhân khi chồng nợ nần chồng chất.
– Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình mới nhất

Căn cứ pháp lý:

-Luật hôn nhân và gia đình 2014
-Thông tư 07/2018/TT-BCA
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thăm phạm nhân.

Để được công nhận là vợ chông hợp pháp thì cần phải đăng ký kết hôn theo Điều 9 luật hôn nhận và gia đình 2014:

Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý…

Mục địch nhằm giúp phạm nhân yên tâm cải tạo tốt nên pháp luật có chính sách cho gặp thân nhân, những đối tượng được gặp phạm nhân theo Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định:

Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.
2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Tùy loại đối tượng mà chế độ gặp thân nhân sẽ khác nhau theo Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định:

Điều 3. Chế độ gặp thân nhân
…3. Khi phạm nhân gặp thân nhân được kéo dài thời gian thăm gặp không quá 3 (ba) giờ, gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 (hai bốn) giờ…

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục gặp phạm nhân, tuy nhiên nếu bạn chưa đăng ký kết hôn thì không được gặp ở phòng riêng vì chưa phải vợ chồng hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về giao dịch liên quan đến chế độ thăm phạm nhân. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com