Cha, mẹ ngược đãi con cái bị xử phạt như thế nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tư vấn: Bác ơi . Cháu đi chơi nhưng vì bố mẹ cháu không cho đi nên cháu đã ngờ bạn thân cháu xuống đón . Khi đi cháu có xin phép rõ ràng và cháu đi từ 8h đến 15h cháu về . Trưa mẹ cháu có gợi thì lúc đón cháu đã ăn cơm nhà bạn . Mẹ cháu đã chửi cháu :” đ…t mẹ nhà m thiếu cơm à , mày về đây tao bảo bố mày đập cho 1 trận ” cháu đi về thì xe cháu vs bạn hết điện . Cháu dắt xe xuống nhà 1 đứa bạn rồi bảo nó lấy xe nó chở về . Về đến nhà bố cháu túm tóc đánh và đạp cháu liên tục . Chửi cháu rất nhiều mẹ cháu không những không can mà còn chửi với cháu và nói những câu không đúng sự thật . Đây không chỉ là 1 lần mà những lần trước cũng vậy thậm trí còn ném cặp đốt sách bắt cháu nghỉ học và làm việc rồi định đưa cháu lên Hà nội làm giúp việc. . Cháu năm nay 15 tuổi . Mong luật sư tư vấn vàn tìm cách giảng quyết cho cháu . Cháu xin cám ơn

Phan Quỳnh  

Bài viết liên quan:
Khởi kiện công ty tài chính về hành vi quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm khi mua trả góp
Xúc phạm, lăng mạ đến danh dự, nhân phâm của các thành viên trong gia đình sẽ bị xử lý như thế nào
Đồng phạm giết người phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Đòi nợ thuê mà xúc phạm đến cuộc sống, an toàn của gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân tại nơi khác với ĐKHK thường trú không?

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 167/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
– Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về một số vấn đề pháp lý liên quan đến xử phạt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đối với hành vi đánh người gây thương tích có thể bị xử phạt căn cứ theo điều 49 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Ngoài ra, đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người thân trong gia đình, căn cứ theo điều 51 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Trong trường hợp  này, người bị vi phạm có quyền thực hiện việc tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền căn cứ theo điều 66 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;…

Ngoài hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, trong trường hợp tái phạm vi phạm nhưng chưa đến mức xử phạt hình sự, căn cứ theo điều 4 Nghị định 111/2013 ( sửa đổi , bổ sung theo Nghị định 56/2016 ) quy định:

Điều 4. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên….
Như vậy, ngoài biện pháp xử lý phạt tiền, trong trường hợp người bị xử phạt hành chính tái phạm trong khoảng thời gian là 6 tháng kể từ thời điểm bị xử phạt vi phạm lần đầu ( người có tiền sự ) sẽ bị áp dụng biện pháp giáo tại xã, phường, thị trấn với thời hạn từ 3 – 6 tháng tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm ( căn cứ theo điều 4 Nghị định 111/2013 ).

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về chế tài xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm thành viên gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com