Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Đức An
Bài viết liên quan:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động khi bị tai nạn lao động và chế độ hưởng lương khi nghỉ làm do tai nạn lao động
Người sử dụng lao động không thanh toán đủ các khoản liên quan đến người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có hợp pháp không?
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
Giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương
Trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không cần thông qua thủ tục hòa giải
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật lao động ( BLLĐ) 2012
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
– Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
|
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định có liên quan để áp dụng vào trường hợp này, hiện tại đang xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động liên quan đến:
– Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đưa người đi làm việc ở nước ngoài giữa bên người lao động ( là người lao động Việt Nam )– công ty môi giới việc làm ( pháp nhân Việt Nam ) – người sử dụng lao động ( người nước ngoài ở A rập xê út )?
– Cơ chế giải quyết chế độ tiền lương của người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài?
Theo quy định pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, việc giao kết hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài được xác định theo hình thức được quy định tại điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
…
|
Như vậy, trong trường hợp này sẽ phát sinh quan hệ lao động giữa cô Toan và công ty môi giới việc làm.Cho nên, tranh chấp về tiền lương giữa 2 bên trong quan hệ lao động được giải quyết dựa theo khoản 1 điều 73 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
Điều 73. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
…
|
Người lao động được xem là đối tượng thuộc nhóm “yếu thế” trong quan hệ lao động, chính vì vậy nhà làm luật đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ, hỗ trợ, tạo điều kiện để đảm bảo quyền và lợi ích được kịp thời, ổn thỏa. Theo đó, tại điều 99 BLLĐ 2012 quy định:
Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu
1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
…
|
Theo đó, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại chương XIV BLLĐ 2012. Trước tiên, pháp luật công nhận nguyên tắc 2 bên trực tiếp thương lượng theo điều 194 BLLĐ 2012 quy định:
Điều 194. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
…
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
6. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
|
Hiện tại pháp luật chỉ ra 2 cách thức giải quyết tranh lao động là thông qua cơ chế về:
– Hòa giải viên lao động
– Thủ tục tố tụng tại Tòa dân sự
- Đối với, cơ chế để giải quyết tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động với công ty môi giới việc làm dựa theo điều 198 BLLĐ 2012 quy định:
Điều 198. Hòa giải viên lao động
1. Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
…
|
Dựa theo pháp luật liên quan đến hòa giải viên lao động, tại điều 7 thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH quy định:
Điều 7. Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
2. Bên yêu cầu hòa giải được lựa chọn hòa giải viên lao động để đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo mẫu số 04/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải thông báo chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức phiên họp hòa giải cho các bên tranh chấp biết trước ít nhất một ngày làm việc trước khi tiến hành.
…
|
- Ngoài ra, đối với cơ chế thông qua hệ thống cơ quan Tòa án, theo điều 39 BLTTDS 2015 quy định:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
…
|
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn