Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Dương
Bài viết liên quan:
Có được xử phạt khi người vi phạm không ký tên vào biên bản xử phạt?
Xử phạt vi phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quay đầu xe ô tô trái quy định trong khu dân cư
Trong thời hạn bao lâu thì phải nộp tiền phạt sau khi bị xử phạt hành chính?
Phân biệt xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực khi xử phạt vi phạm hành chính
|
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự ( BLHS ) 2015
– Bộ luật tố tụng hình sự ( BLTTHS ) 2015
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
– Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
|
- Xử lý hình sự
- Xử phạt hành chính
Dựa theo thông tin được cung cấp, việc 2 bên gia đình đã đồng ý thoả thuận với nhau về cách thức bồi thường, xử lý thì người có lỗi trong sự việc này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
…
|
Theo đó, đối với hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác ( được quy định tại điều 134 BLHS 2015 ) nếu có đơn yêu cầu không khởi kiện hình sự từ người đại diện hợp pháp của người bị hại thì sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
Như vậy, đối với trường hợp này, người thực hiện hành vi nguy hiểm vẫn bị xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 46/2016. Theo đó, việc bạn tham gia giao thông gây tai nạn cho người khác sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính:
Điều 13. Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
|
Tuy nhiên, do thông tin cung cấp chưa được đầy đủ về hành vi sẽ bị xử phạt hành chính trong trường này nên chưa thể khẳng định về trách nhiệm phải chịu đối với người gây thiệt hại. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo thêm về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại điều 6 mục 1 chương II nghị định 46/2016. Tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm quy tắc giao thông gây tai nạn của bạn mà cơ quan có thẩm quyền quyết định mức xử phạt tương ứng.
Về thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ, căn cứ theo điều 16 nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
…
2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.
|
Như vậy, căn cứ vào biên bản tạm giữ về thời hạn tạm giữ phương tiện, bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền – cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn giao thông, yêu cầu nhận lại xe theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn