Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Minh Nhí
Bài viết liên quan:
– Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình mới nhất
– Có ly hôn đơn phương được không, khi chồng có hành vi bạo lực gia đình?
– Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
– Thay đổi họ, tên có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích khi tham gia chính sách về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội không?
– Quy định về thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ bệnh viện
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự năm 2015
– Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.
|
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì hành vi xâm hại đến sức khoẻ của thành viên trong gia đình là một trong các hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử phạt.
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
…
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
|
Căn cứ vào tính chất, mức độ gây hậu quả của hành vi, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
…
|
Trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của thành viên trong gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 185 Bộ luật hình sự 2015 và mức hình phạt sẽ là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo
|
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến bạo lực gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn