Bò thả rông phá hoại cây ăn trái nhà người khác sẽ xử lý như nào? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Cho em hỏi bò của ông nhà kế bên thả qua vườn nhà em phá cây ăn trái mới trồng chưa thu hoạch. Thì xử lý như thế nào? ( đã nhắc nhở nhiều lần)

Trần Công Nguyện

Bài viết liên quan:
Va chạm xe và đã được bồi thường, bên bảo hiểm có phải bồi thường nữa không?
Điều kiện để được bồi thường, mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để làm quốc lộ
Mất xe ở công ty có được bồi thường không và bồi thường như thế nào?
Đã thoả thuận bồi thường rồi có được đòi bồi thường hậu quả nữa không?
Có được bù trừ khoản tiền bồi thường thiệt hại do gây thương tích hay không?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp gia súc gây thiệt hại.

Việc bò của hàng xóm phá cây trồng nhà bạn gây thiệt hại đã phát sinh trách nhiệm bồi thường được quy định tại điều 603 BLDS: 

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Theo đó, mặc dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần nhưng hàng xóm vẫn thả bò qua vườn nhà bạn gây thiệt hại nên hàng xóm bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bạn. 

Mức bồi thường này có thể do 2 bên thỏa thuận tuy nhiên có tính đến những tổn thất thực tế mà con bò gây ra dựa trên nguyên tắc bồi thường theo điều 585 BLDS quy định:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về xử lý hành vi thả gia súc gây thiệt hại. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Anh

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com