Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Trần Cảnh
Bài viết liên quan:
– Chưa đủ 18 tuổi có được mua trả góp xe máy không?
– Người 18 tuổi có được mua xe trả góp không?
– Bao nhiêu tuổi có thể mua xe trả góp?
– Điều kiện mua xe trả góp là mấy tuổi?
– Mua xe trả góp cần phải đáp ứng điều kiện gì?
|
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015 |
Theo pháp luật Việt Nam thì người thành niên là người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ theo Điều 20 BLDS 2015 quy định:
Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Điều 17 BLDS 2015 quy định:
Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
|
Người có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự có thể tự mình thực hiện các giao dịch, trong đó có mua trả chậm trả dần tại điều 453 BLDS 2015, theo đó:
Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
|
Do vậy, hiện nay bạn đã 19 tuổi nên hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục mua xe trả góp.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về điều kiện mua xe trả góp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn