Cập nhật Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Địa điểm kinh doanh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, Vậy khi nào doanh nghiệp phải thành lập địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Địa điểm kinh doanh của công ty có phải nộp thuế không? LVNLAW xin được giải đáp tất cả những vấn đề trên cho quý khách hàng.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là một trong những đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp có thể chia ra làm 3 loại địa điểm kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp cùng tỉnh
– Địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp khác tỉnh
– Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh doanh nghiệp
Trong đó, cần lưu ý địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp khác tỉnh sẽ có mã số thuế còn 2 loại còn lại thì không.

Trường hợp phải đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Theo quy định trong luật doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp chỉ có một trụ sở chính, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tại các địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp phải đăng ký chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại nơi mình đang kinh doanh.Vì địa điểm kinh doanh là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, không có con dấu riêng. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại những địa điểm kinh doanh cùng tỉnh (thành phố) với nơi công ty đặt trụ sở chính

Ví dụ:Công ty A có trụ sở tại Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, tuy nhiên công ty lại có các cửa hàng kinh doanh ở nhiều quận khác nhau như Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 công ty A sẽ phải đăng ký kinh doanh cho các cửa hàng ở quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm dưới hình thức địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty.

Quy định về địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh: Khác với đặt tên cho văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty, Khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh, phần tên sẽ không bắt buộc phải có cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Thay vào đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các cụm từ khác như “cửa hàng”; “Showroom”; “Văn phòng giao dịch” ” Nhà hàng”….:
Ví dụ:
SHOWROOM TRƯNG BÀY SẢN PHẨM – CÔNG TY TNHH  TÂM AN
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH – CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TIẾN ĐẠT
VĂN PHÒNG TUYỂN SINH KẾ TOÁN TRƯỞNG

Từ ngày 01/01/2021 theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 tên địa điểm kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ “địa điểm kinh doanh”

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanhcủa địa điểm kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh sẽ đăng ký theo ngành nghề của công ty. Trong trường hợp địa điểm kinh doanh, kinh doanh ngành nghề khác với ngành nghề của công ty mà địa điểm kinh doanh là đơn vị trực thuộc thì khi đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh trước khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh. Đối với trường hợp ngành nghề kinh doanh của công ty chưa được mã hóa theo ngành nghề cấp 4 hoặc không khớp theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh và cập nhật ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg trước khi thành lập địa điểm kinh doanh.

Thuế phải nộp của địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp do vậy khi hoạt động kinh doanh địa điểm kinh doanh chỉ phải nộp tiền thuế môn bài. Căn cứ Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì tiền thuế môn bài địa điểm kinh doanh phải nộp là: 1.000.000 VNĐ. Ngoài tiền thế này, các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh không phải nộp.

Mã số thuế của địa điểm kinh doanh: Mới đây tổng cục thuế có công văn hướng dẫn về việc đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh do vậy với tất cả các trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh mà không trực thuộc chi nhánh thì sẽ phải làm thủ tục đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
– Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Theo mẫu II-11 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục và giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục

Trình tự đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh cho đơn vị. Trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh trực thuộc doanh nghiệp thì làm thêm thủ tục đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh

Theo quy định cũ tại Công văn 3200/TCT-KK ngày 12/08/2019Công văn 3202/TCT-KK ngày 20/08/2019 của tổng cục thuế địa điểm kinh đoanh được cấp mã số thuế 13 số để thực hiện kê khai thuế. Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh

Tuy nhiên, hiện nay theo thông tư 105/2020/TT-BTC (hiệu lực từ 17/01/2021) không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh. Do vậy, địa điểm kinh doanh sẽ không xin cấp mã số thuế mà sử dụng mã số thuế của công ty/chi nhánh chủ quản.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6 điều 8 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định
Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
6. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Tham khảo thêm tại công văn số 13133/CTHN-TTHT ngày 26/04/2021 của cục thuế thành phố Hà Nội

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC trường hợp Công ty có trụ sở tại tỉnh A, có thành lập địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành phố khác trụ sở chính thì:
Về đăng ký thuế: Hiện nay, theo Thông tư 105/2020/TT-BTC không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh (có hiệu lực từ ngày 17/01/2021)
Về lệ phí môn bài: Công ty Khai lệ phí môn bài tại nơi có địa điểm kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Về thông báo phát hành hóa đơn: Công ty thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC.
Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Trường hợp Công ty có hoạt động kinh doanh ở nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì Công ty thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính

nếu công ty mẹ có địa trụ trụ sở chính tại thành phố Hà Nội thì địa điểm kinh doanh có thể được lập tại các tỉnh thành phố khác hay không? Theo quy định của điều 33 nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm kinh doanh quy định:

Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Như vậy, theo quy định này có thể lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính, tuy nhiên tại tỉnh đó bắt buộc phải có chi nhánh và địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh này. Hiện nay, theo quy định mới của nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 31. Hồ Sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

Theo quy định mới này thị doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh trên cả nước mà không cần lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố nơi cần đặt địa điểm kinh doanh như trước đây. Như vậy, theo quy định này sẽ có một số ưu điểm so với trước đây như sau:
– Trước đây khi lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính công ty mẹ cần lập chi nhánh trước sẽ cần mua chữ ký số và khai báo thuế, hiện nay thì không
– Do không cần chi nhánh chủ quản nên việc lập địa điểm kinh doanh đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều
– Các giao dịch phát sinh của địa điểm kinh doanh được đưa và hạch toán theo công ty mẹ, giảm tải công việc cho kế toán trong doanh nghiệp

Hỏi đáp về địa điểm kinh doanh

Có cần phải đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế?

Hiện nay việc đăng ký địa điểm kinh doanh thực hiện thống nhất tại các phòng ĐKKD cấp tỉnh nên không cần đăng ký với cơ quan thuế. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh khác tỉnh (không trực thuộc chi nhánh) thì vẫn cần đăng ký mã số thuế

Đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh có được không?

Theo quy định cũ, địa điểm kinh doanh thành lập trực thuộc công ty hoặc chi nhánh. Từ ngày 10/10/2018 địa điểm kinh doanh có thể thành lập khác tỉnh và trực thuộc trụ sở chính

Địa điểm kinh doanh khai thuế như thế nào?

Đối với địa điểm kinh doanh có mã số thuế (khai thuế tương tự chi nhánh), đối với địa điểm kinh doanh không có mã số thuế. Xem thêm: Khai lệ phí môn bài cho đơn vị trực thuộc

Đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh

Hiện nay, theo Thông tư 105/2020/TT-BTC không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh (có hiệu lực từ ngày 17/01/2021)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com