Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, uy tín cũng như quyền lợi hợp pháp của chủ thể kinh doanh có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào, nhãn hiệu ra đời được coi như một biện pháp pháp lý hữu hiệu bảo vệ cho mọi chủ thể trong sản xuất kinh doanh. Vậy
Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hơp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”
Gồm có: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy có thể hiểu đơn giản việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hay dịch vụ là việc thực hiện phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau trên thị trường, và có giá trị như một tài sản nếu được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền giúp cho việc xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp với nhãn hiệu đó, đây là quyền độc quyền trong phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được bảo hộ. Thời hạn pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày được cấp GCN.
- Tạo cho doanh nghiệp bạn một thương hiệu riêng, phát triển trên thị trường… ngăn chặn đối thủ cạnh tranh không lành mạnh sao chép, nhái lại nhãn hiệu làm mất uy tín của bạn trong lĩnh vực kinh doanh.
- Giúp người tiêu dùng phân biệt được nhãn hiệu, chất lượng, mặt hàng của doanh nghiệp bạn với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực,…
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền
- 05 mẫu nhãn hiệu nộp kèm có kích thước nhỏ hơn 8cmx8cm
- Chứng từ nộp phí theo quy định tại thông tư 263/2016/TT-BTC (mức phí tính theo bảng dưới đây)
STT | Các khoản phí, lệ phí | Lệ phí (đồng) |
1 | Lệ phí nộp đơn | 150.000 |
2 | Phí công bố đơn | 120.000 |
3 | Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) | 100.000 |
Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 20.000 | |
4 | Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) | 600.000 |
5 | Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) | 550.000 |
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 120.000 | |
6 | Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) | 180.000 |
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 30.000 | |
7 | Lệ phí đăng bạ văn bằng bảo hộ | 120.000 |
8 | Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ | 120.000 |
Đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ phải nộp thêm cho mỗi nhóm | 100.000 | |
9 | Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
10 | Lệ phí gia hạn hiệu lực | 100.000 |
Tóm lại cách tính phí đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Phí tính trên đơn: 270.000 VNĐ/đơn
– Phí tính trên nhóm 6 sản phẩm dịch vụ: 730.000 VNĐ/nhóm
– Phí tính trên các sản phẩm dịch vụ thứ 7 trở đi trong 1 nhóm: 150.000 VNĐ/sản phẩm
Hiện tại, lệ phí sở hữu công nghiệp đang được giảm 50% theo thông tư 44/2023/TT-BTC (tới 31/12/2023)
Lệ phí sở hữu công nghiệp | Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công |
Trình tự xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền
Thẩm định về mặt hình thức
Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn cục SHTT sẽ ra văn bản thẩm định về mặt hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Các trường hợp đơn vi phạm về mặt hình thức như tẩy, xóa hoặc việc phân nhóm chưa chính xác, quyền nộp đơn…sẽ đều bị từ chối và phải làm lại. Nếu đơn bị từ chối về mặt hình thức, chủ đơn có một tháng để sửa đổi nội dung đơn và nộp lại cho cục SHTT
Công bố đơn trên báo sở hữu công nghiệp
Sau khi đơn được chấp nhận về mặt hình thức Cục SHTT sẽ công bố đơn trên các báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng tiếp theo. Mục đích của việc này nhập công bố các thông tin: chủ đơn, số đơn, danh mục hàng hóa dịch vụ kèm theo…
Ngoài ra việc công bố thông tin trên sẽ để các bên thứ ba có thể gửi yêu cầu phản đối với các trường hợp nhãn hiệu được đăng ký xâm phạm, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc hưởng quyền ưu tiên trước đó
Thẩm định về mặt nội dung
Sau khi được công bố đơn trên báo về sở hữu công nghiệp sẽ đến phần thẩm định nội dung. Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Đối với phần này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Đơn không đủ yêu cầu bảo hộ: Cục sẽ ra quyết định từ chối. Chủ đơn có 2 tháng để phúc đáp văn bản từ chối của cục SHTT (có thể làm công văn gia hạn thêm 2 tháng nữa)
– Đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ: Sẽ thông báo áp phí và cấp văn bằng
Thông báo áp phí và cấp văn bằng
Sau khi nhãn hiệu vượt qua ba bước trên sẽ được Cục SHTT ra thông báo áp phí và cấp văn bằng. Chủ đơn chỉ cần nộp phí đê được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sẽ bị từ chối bảo hộ với lý do không đóng phí trong vòng 1 tháng. Trong thời hạn 1-2 tháng kể từ ngày nộp phí cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm độc quyền của LVNLAW
Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền
– Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh.
– Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
– Tư vấn tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu
– Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.
– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
– Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của nhãn hiệu.
– Tư vấn khả năng bị trùng tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu.
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền
– Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Sao chụp mẫu nhãn hiệu;
– Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết;
– Giấy ủy quyền;
– Các giấy tờ khác có liên quan.
Đại diện và thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu
– Hoàn thiện tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác;
– Tư vấn lập hợp đồng Lixăng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.
Tư vấn sau đăng ký nhãn hiệu
– Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký;
– Tư vấn pháp luật về luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác liên quan như tư vấn về bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, tư vấn pháp luật về sáng chế, giải pháp hữu ích…;
– Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế và các vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!