Cập nhật Luật đầu tư công mới nhất mới nhất

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Luật Đầu tư công là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư công, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra lịch sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư công, tóm tắt nội dung nội dung cơ bản của Luật đâu tư công, chỉ ra điểm mới của Luật Đâu tư công năm 2019, quy định về hướng dẫn luật Đầu tư công 2019, cung cấp Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công theo quy định pháp luật hiện hành.

Lịch sử hình thành và phát triển

1) Văn bản pháp lý đánh dấu mốc lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về đầu tư công là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc chủ yếu sau:

  • Thứ nhất, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
  • Thứ hai, một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; khó theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
  • Thứ ba, tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch… Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án.

2) Trước những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện của Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2019 đã ra đời và được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 27/6/2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điểm mới của luật đầu tư công 2019

Tại Luật Đầu tư công 2019, có một số điểm mới cần lưu ý so với Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 (gọi tắt là Luật Đầu tư công 2014), gồm: 

Thống nhất định nghĩa về “Vốn đầu tư công”

Khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công 2019 quy định, vốn đầu tư công là vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luât.

So với quy định trước đây tại Luật Đầu tư công 2014, định nghĩa về vốn đầu tư đã được thu hẹp hơn, không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia, tín dụng đầu tư… 

Có 6 đối tượng đầu tư công từ năm 2020

Luật dành riêng một Điều (Điều 5) quy định về đối tượng đầu tư công – vấn đề không hề được quy định tại Luật Đầu tư công 2014 trước đây.

Cụ thể, có 06 đối tượng đầu tư công, gồm:

– Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội;

– Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội;

– Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

– Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy định;

– Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác.

Phân cấp thẩm định nguồn vốn của chương trình, dự án đầu tư công

Một điểm mới đáng chú ý của Luật này là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công một cách rõ ràng tại Điều 33. Đây được coi là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư.

Trong đó, vai trò thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thuộc về: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Thay đổi thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công

Theo khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau (trước đây là đến hết ngày 31 tháng 12).

Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau (trước đây chỉ quy định chung chung là đến năm sau). Trong trường hợp bất khả kháng, thời gian này có thể sẽ được kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm sau.

Thêm yêu cầu với tổ chức, cá nhân liên quan quyết định chủ trương đầu tư

Khoản 2 Điều 89 của Luật Đầu tư công 2019 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.

Đây là quy định mới được bổ sung vào Luật năm 2019 mà Luật năm 2014 không đề cập đến.

Chỉ thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát trước sinh năm 2015

Vốn kế hoạch đầu tư công sẽ chỉ được bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015 – quy định này được nêu tại khoản 4 Điều 101 của Luật.

Đồng thời, khoản 5 cũng chỉ rõ, đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật năm 2018./.

Nội dung của Luật đầu tư công năm 2019

Luật Đầu tư công năm 2019 bao gồm 6 chương và 101 điều như sau:

Chương 1. Những quy định chung: gồm 16 điều từ Điều 1 Đến Điều 16. Chương này quy định Phạm vi điều chỉnh của Luật; Đối tượng áp dụng; Các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư công; Phân loại dự án đầu tư công; Các nguyên tắc và nội dung quản lý đầu tư công; Các hành vi bị cấm liên quan đến toàn bộ các hoạt động đầu tư công. Cụ thể:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Điều 5. Đối tượng đầu tư công

Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công

Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công

Chương 2. Chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: gồm 28 điều từ Điều 17 đến Điều 45. Chương này quy định việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Gồm: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: Quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; điều kiện và trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với từng chương trình, dự án quan trọng quốc gia và các chương trình, dự án khác; phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công. Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: quy định thẩm quyền quyết định chương trình, dự án đầu tư công; căn cứ và trình tự, thủ tục lập, thẩm định quyết định chương trình, dự án đầu tư công; điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công; nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án; và hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định chương trình, dự án.

Chương 3. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công: gồm 17 điều từ Điều 46 đến Điều 63. Chương này quy định quy trình từ lập kế hoạch đến thẩm định phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm theo các nguyên tắc, điều kiện lựa chọn danh mục chương trình, dự án đầu tư theo từng nguồn vốn cụ thể. Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch thực hiện theo phân cấp hiện hành, cấp nào quản lý cấp đó sẽ chịu trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch nhưng phải trên các nguyên tắc thống nhất được quy định trong Luật.

Chương 4. Thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công: gồm 13 điều từ Điều 64 đến Điều 77. Chương này quy định các nội dung về tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công; các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công; thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Cụ thể như sau:

Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 18. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 19. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 20. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 21. Thủ tục và nội dung thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 22. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ

Điều 23. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Điều 24. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý

Điều 27. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý

Điều 28. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Điều 29. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công

Điều 30. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A

Điều 31. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Điều 32. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 33. Phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án

Điều 34. Điều chỉnh chủ trương đầu tư

Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 36. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 37. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia

Điều 38. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Điều 39. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư

Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự ánĐiều 41. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp

Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án

Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án

Điều 45. Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án

Điều 46. Phân loại kế hoạch đầu tư công

Điều 47. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 49. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều 50. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều 51. Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án

Điều 52. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn

Điều 53. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm

Điều 54. Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn

Điều 56. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm

Điều 57. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước

Điều 58. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương

Điều 59. Lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

Điều 60. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước

Điều 61. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước

Điều 62. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Điều 63. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương

Điều 64. Tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công

Điều 65. Chấp hành kế hoạch đầu tư công

Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công

Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công

Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công

Điều 70. Đánh giá kế hoạch đầu tư công

Điều 71. Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án

Điều 72. Đánh giá chương trình, dự án

Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

Điều 74. Giám sát đầu tư của cộng đồng

Điều 75. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng

Điều 76. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 77. Thanh tra đầu tư công

Chương 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công: gồm 20 điều từ Điều 78 và Điều 98. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư công. Cụ thể như sau:

Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan trung ương

Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp

Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Điều 86. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước

Điều 87. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Điều 88. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất chủ trương đầu tư

Điều 89. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư

Điều 90. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư liên quan đến lập chương trình, dự án

Điều 91. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 92. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương trình, dự án

Điều 93. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 94. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án

Điều 95. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý chương trình, dự án

Điều 96. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo dõi, đánh giá và kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 97. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công

Điều 98. Xử lý vi phạm

Chương 6. Điều khoản thi hành: gồm 3 Điều 99 đến 101. Chương này quy định việc xử lý các dự án đã và đang thực hiện trước khi ban hành Luật này của các bộ, ngành, địa phương, thời hạn có hiệu lực của Luật và việc hướng dẫn thi hành Luật. Cụ thể như sau:

Điều 99. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14

Điều 100. Hiệu lực thi hành

Điều 101. Quy định chuyển tiếp

Nghị định hướng dẫn luật đầu tư công 2019

Ngày 04/06/2020, Chính phủ đã ban hành nghị định số Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 04/06/2020. Nghị định 40/2020/NĐ-CP gồm 8 chương, 54 điều. Theo đó, quy định thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

– Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;

– Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;

– Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;

– Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày.

Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.

Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định.

Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định nêu trên.

Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công được quy định tại Phụ lục II kèm Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công:

Mẫu số 02

TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

Số: ………….

……, ngày …… tháng ….. năm …..

 

BÁO CÁO

Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình ……………..

Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình).

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình (Tên chương trình) với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH

  1. Tên chương trình:
  2. Chủ chương trình:
  3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
  4. Địa điểm thực hiện chương trình:
  5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:

– Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:

– Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:

– Nguồn vốn khác (nếu có):

  1. Thời gian thực hiện:
  2. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
  3. Các thông tin khác (nếu có):

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

  1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
  2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
  3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
  4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
  5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
  6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
  7. Phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật;
  8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương, trình) xem xét, quyết định phê duyệt chương trình (Tên chương trình) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình)./.

Trên đây bài viết khái quát của LVNLAW về các vấn đề xung quanh Luật Đầu tư công. Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần LVNLAW hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng và phụ lục hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900.0191 hoặc gửi emai về hòm thư info@luatlvn.vn để được tư vấn và giải đáp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com