Thủ tục, thẩm quyền xác nhận quan hệ nhân thân?

Thủ tục, thẩm quyền để xác nhận các mối quan hệ nhân thân?

Tôi muốn xác nhận là mình và một người có quan hệ họ hàng, huyết thống với nhau thì phải làm như thế nào, nếu chúng tôi xét nghiệm adn thì sau đó dùng xét nghiệm này nộp cho ủy ban họ có thể cho chúng tôi 1 văn bản xác nhận được không, văn bản này có giá trị thế nào, chứ nếu không cứ muốn làm gì cũng phải đưa xét nghiệm adn ra thì rất bất tiện, xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân

– Luật Hộ tịch 60/2014/QH13

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

3./ Luật sư tư vấn

Quan hệ nhân thân cần được xác minh là việc xác minh quan hệ của một người với người thân ruột thịt là cha, mẹ, con, anh chị em ruột,.. dựa trên quan hệ huyết thống, thủ tục xác nhận quan này được thực hiện như sau:

Luật Hộ tịch 2014 có ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch, theo đó, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sau khi con được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch.

Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế anh/chị có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh, chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ với con cái như sau:

Luật Hộ tịch 2014  quy định tại Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Thứ nhất, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con, kể cả trường hợp cha/mẹ/con là công dân nước khác nhưng cư trú ở biên giới Việt Nam. Riêng trường hợp cha/mẹ/con là người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Thứ hai, về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về các chứng cứ kèm theo để chứng minh quan hệ cha mẹ con tại Điều 11 như sau:

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2.Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

Hồ sơ như sau:

(1) Tờ khai theo mẫu quy định;

 (2) Các giấy tờ chứng minh

– Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

– Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Vậy để chứng minh quan hệ nhân thân, người thực hiện thủ tục cần nộp đơn yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ chứng minh quan hệ như văn bản chứng minh quan hệ của cơ sở y tế có uy tín hoặc do Nhà nước thành lập ( Giấy giám định ADN,..).. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận quan hệ nhân thân làm căn cứ ghi vào sổ hộ tịch đối với trường hợp xác nhận cha, mẹ , con; đăng ký hộ khẩu thường trú ….

Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com