Khái niệm Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận giữa các bên về nguyên tắc hoạt động khi tiến hành giao dịch. Hợp đồng nguyên tắc thường được kí kết giữa các chủ thể của giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nguyên tắc được thỏa thuận trong hợp đồng là những nội dung cơ bản, quan trọng và có tính chất cố định. Những nguyên tắc đó về lâu dài có thể trở thành thông lệ làm việc giữa các bên. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các chủ thể để các bên thực hiện hàng loạt các giao dịch phát sinh sau đó.
Đặc điểm phân biệt của Hợp đồng nguyên tắc
– Được hình thành dưới hình thức văn bản và ít được sửa đổi, bổ sung. Bởi hợp đồng quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, tôn chỉ hoạt động giữa các bên nên cần thiết phải lập thành văn bản và có con dấu của các bên. Xem xét về bản chất của nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc ít hoặc không có sửa đổi, bổ sung.
– Nội dung chỉ quy định chung chung, một số điều khoản liên quan đến hàng hoá/dịch vụ cụ thể thì được dẫn chiếu tới một văn bản khác (hợp đồng chính, phụ lục hợp đồng, đơn đặt hàng,…).
– Các điều khoản cơ bản bao gồm: thông tin về các bên chủ thể, nguyên tắc chung, đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, bồi thương thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Hỏi đáp:
Có thể coi hợp đồng nguyên tắc là HĐ kinh tế và có thể thay thế HĐ kinh tế không?
Bởi lẽ thông thường, HĐ nguyên tắc được lập trước thời điểm xảy ra các giao dịch về sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,… Các thỏa thuận tại Hợp đồng nguyên tắc thường là thỏa thuận mang tính chung nhất, sơ lược, khả năng đảm bảo an toàn cho các rủi ro pháp lý là khá thấp. Tuy nhiên, trường hợp phát sinh giao dịch mà các bên lại không lập HĐ kinh tế cho giao dịch cụ thể đó thì HĐ nguyên tắc đã được ký kết mặc nhiên đóng vai trò như “HĐ kinh tế” và mang tính ràng buộc các bên tham gia.
Tham khảo thêm: