Trên 90 tuổi có được viết di chúc không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trên 90 tuổi có được viết di chúc không?

Xin chào luật sư, tôi đang muốn lập di chúc về căn nhà của tôi và 1 mảnh đất tôi có được nhờ khai hoang từ hồi kháng chiến, để sau này con cái không tranh giành và cũng gìn giữ được truyền thống văn hóa gia đình hòa thuận yêu thương lẫn nhau, năm nay tôi đã qua tuổi 90 rồi như vậy đã đủ điều kiện để lập di chúc chưa, hay như thế nào thì mới được lập di chúc?


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 12 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tuổi được lập di chúc

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư tư vấn

Về độ tuổi lập di chúc của cá nhân, Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 625. Người lập di chúc

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”

Theo đó, pháp luật quy định người tử đủ 15 tuổi trở lên được lập di chúc. Điều kiện để một người thực hiện việc lập di chúc phải đảm bảo theo quy định tại Điểm a, Khoản, 1 Điều 630“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép” và được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

          Vậy cá nhân 90 tuổi có có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết nếu đảm bảo còn đủ minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự chủ, không bị bất kỳ ai lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

          Trong trường hợp sức khỏe của người này không đủ để tự mình lập soạn thảo di chúc, cá nhân này có thể chọn các cách sau:

– Đọc nội dung di chúc và yêu cầu người khác soạn thảo lại nội dung di chúc, sau đó ký hoặc điểm chỉ vào di chúc, người soạn thỏa là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Lập di chúc bằng lời nói có ít nhất 02 người làm chứng. Hai người làm chứng này phải là người không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản thuộc di chúc. Yêu cầu đối với di chúc miệng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, tại Khoản 5, Điều 630. Di chúc hợp pháp

“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Với những tư vấn về câu hỏi trên 90 tuổi có được viết di chúc không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com