Nguyên nhân thôi trợ cấp bảo trợ xã hội của người khuyết tật?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nguyên nhân thôi trợ cấp bảo trợ xã hội của người khuyết tật?

Tôi xin được tư vấn về việc thôi không trợ cấp bảo trợ xã hội nữa, tôi là người khuyết tật nhưng đã được phẫu thuật thành công.

Long An


Luật sư Tư vấn Luật An sinh xã hội – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 27 tháng 03 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề thôi hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật

  • Luật Người khuyết tật 2010,
  • Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khuyết tật

3./ Luật sư trả lời

Theo pháp luật người khuyết tật, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Các khiếm khuyết được hình thành từ các nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hoặc do bẩm sinh và Nhà nước luôn có những chính sách quan tâm, hỗ trợ người khuyết tật nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt cũng như việc hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.

Người khuyết tật được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010, dựa trên mức độ khuyết tật, người khuyết tật bao gồm người khuyết tật nhẹ, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.  Theo đó, với mỗi đối tượng người khuyết tật, việc hưởng chế độ bảo trợ là khác nhau.

Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010, các đối tượng người khuyết tật được hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng như sau:

Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1.Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2.Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3.Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

4.Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”

Theo đó, Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng không thuộc trường hợp đang được nuôi dưỡng trong các trung tâm bảo trợ xã hội.

Như vậy, việc hưởng các chế độ bảo trợ xã hội phụ thuộc vào mức độ khuyết tật của người khuyết tật. Khi các khiếm khuyết của người khuyết tật được cải thiện, người khuyết tật suy giảm mức độ khuyết tật hoặc khi người đó đã không còn các khiếm khuyết thì việc hưởng bảo trợ xã hội cũng không còn.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com