Mua bán không xuất hóa đơn GTGT có bị điều tra không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mua bán không xuất hóa đơn GTGT có bị điều tra không

Tôi muốn hỏi: Có 1 công ty mua bán gỗ đang bị lực lượng chức năng điều tra trốn thuế. Công ty này mua gỗ của công ty tôi, nhưng không thanh toán qua tài khoản công ty mà chuyển tiền đều đều vào tài khoản của cá nhân tôi và tôi không xuất hoá đơn GTGT cho họ. Vậy công ty tôi có bị điều tra không?
Xin cảm ơn.


Mua bán không xuất hóa đơn GTGT có bị điều tra không
Mua bán không xuất hóa đơn GTGT có bị điều tra không

Luật sư Tư vấn Mua bán không xuất hóa đơn GTGT có bị điều tra không – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 18 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  •  Luật Quản lý thuế 2006;
  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2013.

3./ Luật sư trả lời

Thủ tục áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế hoặc gây trở ngại cho việc thanh tra được quy định tại Điều 69 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

Điều 69. Thủ tục áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế hoặc gây trở ngại cho việc thanh tra

1. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Thủ trưởng cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.

a) Cung cấp thông tin bằng văn bản:

– Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin được lập theo mẫu số 07/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin.

– Thời điểm để tính thời hạn cung cấp thông tin là thời điểm giao văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc cho người thứ ba có trách nhiệm chuyển văn bản đến người có trách nhiệm cung cấp thông tin.

– Văn bản cung cấp thông tin phải bảo đảm định danh được người có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trường hợp người cung cấp thông tin là đại diện của tổ chức nộp thuế thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, chức danh của người cung cấp thông tin và đóng dấu của tổ chức. Trường hợp người cung cấp thông tin là cá nhân thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thông tin tương đương khác của người cung cấp thông tin.

– Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong thời hạn cơ quan thuế yêu cầu; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

b) Cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp:

– Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp được lập theo mẫu số 08/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, nội dung thông tin cần cung cấp, tài liệu cần mang theo, thời gian, địa điểm có mặt.

– Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế được giao nhiệm vụ thu thập thông tin phải xuất trình thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Thuế khi thu thập thông tin.

– Địa điểm thu thập thông tin là trụ sở cơ quan thuế .

– Khi thu thập thông tin, Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế phải lập biên bản mẫu số 09/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó có các nội dung chính sau đây:

+ Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, nội dung hỏi và trả lời, tài liệu cung cấp, việc ghi âm, ghi hình, chữ ký của người cung cấp thông tin và chữ ký của công chức thanh tra chuyên ngành thuế thực hiện khai thác thông tin.

+ Người cung cấp thông tin được đọc hoặc nghe nội dung biên bản, ghi ý kiến trong biên bản.

+ Người cung cấp thông tin được giữ một biên bản cung cấp thông tin.

– Người có trách nhiệm cung cấp thông tin được cơ quan thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định.

– Cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, bút tích, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin.

2. Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép

a) Thủ trưởng cơ quan thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

b) Việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

c) Trong quá trình thanh tra thuế, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp luật các khoản tiền, đồ vật, giấy phép mà xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ban hành quyết định thanh tra ban hành quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép.

Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập theo mẫu số 10/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, cách thức tạm giữ (niêm phong tại chỗ, đưa đến nơi tạm giữ khác), trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ. Đối với đồ vật, giấy phép xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện.

d) Khi tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Đoàn thanh tra phải lập Biên bản tạm giữ theo mẫu số 11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tiền, đồ vật, giấy phép vi phạm. Đoàn thanh tra có trách nhiệm bảo quản tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.

Trong trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt người có tiền, đồ vật, giấy phép; nếu người có tiền, đồ vật, giấy phép vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.

đ) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người ban hành quyết định tạm giữ phải ban hành Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo mẫu số 12/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, xử lý những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tiền, đồ vật, giấy phép. Thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải do người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ quyết định. Việc trả lại tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ cho người có tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập thành biên bản ghi nhận giữa các bên theo mẫu số 13/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Cơ quan thuế phải giao một bản Quyết định tạm giữ, Biên bản tạm giữ, Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép, biên bản trả tiền, đồ vật, giấy phép cho tổ chức, cá nhân có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ.

g) Trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, đánh tráo, hư hỏng hoặc trả quá thời hạn, gây thiệt hại cho người có thì cơ quan thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.

h) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.

3. Niêm phong tài liệu

a) Trong quá trình thanh tra, khi xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.

Quyết định niêm phong tài liệu phải được lập theo mẫu số 14/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài liệu cần niêm phong, thời hạn niêm phong, nghĩa vụ của người nộp thuế. Trường hợp cần thiết thì lập biên bản về danh mục tài liệu niêm phong, biên bản phải có chữ ký của đối tượng thanh tra và đại diện Đoàn thanh tra.

b) Việc niêm phong tài liệu phải lập thành biên bản theo mẫu số 15/KTTT có chữ ký của người nộp thuế và trưởng đoàn thanh tra.

c) Thời hạn niêm phong tài liệu không được dài hơn thời gian thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra. Việc khai thác tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra.

d) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong thì người ra quyết định niêm phong phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.

4. Kiểm kê tài sản

a) Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênh lệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu chiếm dụng, chiếm đoạt, có hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm kê tài sản.

Quyết định kiểm kê tài sản phải được lập theo mẫu số 16/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài sản kiểm kê, thời gian, địa điểm tiến hành, trách nhiệm của những người tiến hành, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản kiểm kê.

b) Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản theo mẫu số 17/KTTT có chữ ký của người nộp thuế được thanh tra và trưởng đoàn thanh tra.

c) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyết định kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.

d) Đối với tài sản xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng tạm giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện việc tạm giữ.

đ). Đối với tài sản riêng của cá nhân thì việc kiểm kê tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, khi điều tra trốn thuế, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản. Xét thấy, tại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2006 quy định về Hồ sơ khai thuế thì người nộp thuế phải thể hiện tất cả các giao dịch của mình thông qua Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra và Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào. Vì vậy, có thể nói trong trường hợp này, công ty của anh/ chị được xem là tổ chức có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật ở trên thì công ty anh/ chị chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế mà không phải là đối tượng bị điều tra trốn thuế trong vụ điều tra trốn thuế của đối tác đã mua gỗ của mình. Mặc dù vậy, việc các bên thanh toán các khoản thu, chi của công ty thông qua tài khoản cá nhân sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật về thuế do vậy, nếu bị cơ quan nhà nước phát hiện thì công ty anh/ chị sẽ bị thanh tra thuế căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế 2006.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com