Làm vỡ đường ống nước cố ý không xử lý

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Làm vỡ đường ống nước cố ý không xử lý?

Nhà bên cạnh tôi đang tiến hành sửa chữa và nâng cấp nền nhà, trong quá trình xây dựng họ do có mâu thuẫn với nhà tôi về diện tích ranh giới giữa hai nhà nên khi đào nền gần giáp nhà tôi có thấy ống nước chạy ngầm của nhà tôi đã cố tình làm vỡ, sau đó họ cũng mặc kệ và tiến hành đổ xi măng lát nền nhà họ, sau đó tôi mới phát hiện ra và phải đào phía nhà mình lên để sửa, xi măng họ đổ tràn cả vào trong ống làm tắc nghẽn ống, như vậy hành vi đó là tội phạm đúng không và tôi nên xử lý thế nào là hợp lý và theo pháp luật.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 04 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề trách nhiệm pháp ly của người cố ý làm vỡ ống nước

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Khi một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác, tùy thuộc vào tính chất, mức độ gây thiệt hại, người có hành vi phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Trường hợp người làm vỡ ống nước nhưng cố ý không sửa, người đó phải chịu những trách nhiệm pháp lý như sau:

Trước hết, Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này, người làm vỡ ống nước có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với hành vi của mình. Cụ thể tùy thuộc vào thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại có thể thỏa thuận với người bị thiệt hại về phương thức hình thức bồi thường.

Theo đó, trường hợp này, anh/ chị có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường chi phí thực hiện, chi phí sửa chữa nếu người gây thiệt hại không thực hiện việc khắc phục do lỗi của mình. Nếu người đó cố tình không thực hiện nghĩa vụ bồi thường hoặc không chịu thỏa thuận để chịu trách nhiệm về hành vi của mình, anh/ chị có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Bên cạnh trách nhiệm dân sự, nếu người có hành vi làm vỡ ống nước là có chủ đích, cố ý gây thiệt hại, anh/chị có quyền tố giác hành vi này tới cơ quan công an. Tùy thuộc vào mức độ gây thiệt hại mà hành vi cố ý của người đó gây ra mà người đó có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

  • Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • Trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như sa

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Vậy với trường hợp người làm vỡ ống nước cố tình không sử chữa chữa, anh/ chị có quyền yêu cầu người đó chi trả những chi phí về việc sửa chữa, khắc phục. Các chi phí này khi thực hiện, anh/ chị cần lưu ý giữ lại các giấy tờ chứng minh các chi phí phục vụ cho việc sửa chữa. Trường hợp khi nhận được yêu cầu, bên gây thiệt hại cố tình không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, anh/chị có thể viết đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp người gây thiệt hại cố ý gây thiệt hại tài sản có mục đích hủy hoại tài sản nêu trên có dấu hiệu tội phạm, anh/chị có quyền trình báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi và bảo vệ quyền lợi của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Làm vỡ đường ống nước cố ý không xử lý, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com