Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?

Trong quá trình làm việc, tôi có vô tình nhận được một số giấy tờ, bằng cấp không phải thật, do kịp thời phát hiện nên cũng chưa xảy ra thiệt hại gì cả, vậy nếu tôi tố cáo việc này ra công an thì họ có thể bị xử lý thế nào? Mong được tư vấn, cảm ơn.


Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào
Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào

Luật sư Tư vấn Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 25 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./Luật sư trả lời

Làm giả giấy tờ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi cũng như loại giấy tờ mà người có hành vi thực hiện việc làm giả, người có hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

  • Xử lý hành chính:

Căn cứ Khoản 3 Điều 5; Khoản 5 Điều 6; Khoản 5 Điều 7; Khoản 5 Điều 9; Khoản 3, 4 Điều 10; Khoản 3 Điều 11; Khoản 3 Điều 12; Khoản 5 Điều 14; Khoản 5 Điều 15; Khoản 4 Điều 17; Khoản 2 Điều 18; Khoản 3, 5 Điều 19; Khoản 5 Điều 22; Khoản 2 Điều 23; Khoản 2 Điều 24; Khoản 3 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 4 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 5 Điều 29; Khoản 3 Điều 30; Khoản 3 Điều 31; Khoản 3 Điều 32; Khoản 3 Điều 33; Khoản 4 Điều 34; Khoản 3 Điều 35; Khoản 3 Điều 36; Khoản 3,4 Điều 37; Khoản 3 Điều 38; Khoản 4 Điều 42; Khoản 5 Điều 43; Khoản 4 Điều 44; Khoản 4 Điều 45; Khoản 3 Điều 50; Khoản 4, 5 Điều 51 Nghị định 110/2013/NĐ-CP và Khoản 3, 4, 23, 49 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm giả các giấy tờ như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;

– Làm giả bản sao có chứng thực;

– Làm giả giấy tờ, mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch;

–  Làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký giám hộ;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;

–  Làm giả giấy tờ hộ tịch;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục về quốc tịch;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

– Làm giả giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; làm giả thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.

+Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

–  Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;

–  Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin;

– Làm giả giấy tờ để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;

–  Làm giả giấy tờ về quốc tịch;

– Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;

– Làm giả giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;

–  Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

– Làm giả thẻ tư vấn viên pháp luật;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng;

– Làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản dịch;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;

– Làm giả giấy đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;

–  Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; làm giả giấy tờ trong trong hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:

– Làm giả giấy đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật;

– Làm giả giấy đăng ký hoạt động;

– Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Làm giả chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa;

–  Làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

–  Làm giả thẻ công chứng viên;

–  Làm giả quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề công chứng;

– Làm giả chứng chỉ hành nghề đấu giá;

– Làm giả giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài và tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;

–  Làm giả giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

– Làm giả chứng chỉ hành nghề quản tài viên.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Đối với hành vi làm giả giấy tờ, tùy thuộc vào loại giấy tờ, hậu quả của hành vi làm giả gây ra, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán

1. Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dướ3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy t khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com